Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ai là chủ nhân của 20 tỷ Euro "để quên" tại sân bay Moscow?

Cập nhật: 07:00 ngày 22/04/2018
(BGĐT) - Theo báo chí Nga, cách đây hơn 10 năm, một chiếc máy bay chở đầy thùng tiền "vô tình" để quên tại sân bay Sheremetyevo, Moscow, trong đó chứa 20 tỷ euro nhưng đến nay vẫn chưa có người nhận.
{keywords}

Sân bay Sheremetyevo, Moscow - nơi phát hiện ra 20 tỷ EURO “vô chủ”.

Lô hàng đặc biệt

Theo tờ Russian Beyond The Headline (RBTH) của Nga số ra ngày 27-9-2013, cơ quan chức năng sân bay Sheremetyevo đã bác bỏ những tin đồn rằng, số tiền trên được tìm thấy do chủ nhân cố tình để lại ngay tại sân. Đơn giản, nó được chuyển từ Đức tới kèm theo đầy đủ chứng từ, kể cả vận đơn hàng không. Theo các chứng từ thì lô hàng nói trên là sở hữu của một người đàn ông Iran 54 tuổi tên là Farzin Koroorian Motlagh (tên cha là Ali). Các hóa đơn vận chuyển còn ghi cả mã số nhận dạng lô hàng, cũng như số chuyến bay và các thông tin liên quan khác…

Tổng cộng lô hàng lên tới 20 tỷ euro, được đựng trong 200 thùng chuyên dụng, với mỗi thùng nặng chừng 1 tấn chứa số tiền đúng 100 triệu euro, gồm 40 triệu tờ mệnh giá 500 euro là loại tiền có mệnh giá lớn nhất đang được lưu thông. Tuy nhiên theo quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), công bố đầu tháng 5-2016 thì để ngăn chặn tệ nạn hối lộ, tham nhũng, tẩy rửa tiền… đến cuối năm 2018 này, ECB chính thức ngừng in mệnh giá 500 euro. Điều này đồng nghĩa, người ta phải tìm ra được chủ nhân để trao lại số hàng nói trên hoặc sung công quỹ. Trong khi chủ nhân đích thực vẫn đang "bặt vô âm tín" thì người ta lại đổ dồn vào một số nhân vật đã sang thế giới bên kia…

{keywords}

Bản copy thẻ căn cước của F. Motlagh gửi kèm theo vận đơn chở tiền.

Theo tờ Daily Mail của Anh, nguyên thủy núi tiền mặt trên được đưa từ Frankfurt (Đức) tới Sheremetyevo, Moscow vào ngày 7-8-2007. Nói cách khác, một máy bay đầy tiền, toàn tiền mặt, tổng trị giá 20 tỷ euro, tương đương khoảng 27 tỷ USD (khoảng 607.000 tỷ đồng tiền Việt Nam). Ngay sau khi cập cảng, hàng đã đưa vào bảo quản và thông báo chủ sở hữu đến nhận nhưng đến nay đã 10 năm có dư chưa thấy chủ nhân xuất hiện. Phần lớn là những kẻ “nhận vơ” nên gây rất nhiều phiền phức. Phải nói ngay rằng việc bảo quản lô hàng đối với cơ quan an ninh cũng như của sân bay Sheremetyevo không đơn giản. Trong đó, có cả việc phải tiếp đón và xác minh những chủ nhân "rởm" đến đòi nhận hàng.

Do để quá lâu không có chủ đến nhận, hàng không thu được phí lưu kho lại chiếm diện tích đáng kể nên Hải quan Sheremetyevo quyết định cho mở niêm phong các kiện hàng gửi theo, kiểm tra xem hàng hóa là gì để có phương án bảo quản lâu dài theo quy định của pháp luật. Khi mở niêm phong mới thấy bên trong có 200 thùng, mỗi thùng nặng chừng 1 tấn chứa đầy tiền giấy euro. Số hàng này được lần lượt chở tới từ các chuyến bay thẳng trong ngày theo hành trình Frankfurt - Moscow, rồi được chất vào 200 thùng gỗ loại lớn để tránh ẩm mốc. Kèm theo là bản photocopy thẻ căn cước của F. Motlagh. Mọi người có mặt đều vô cùng sửng sốt, khi mục kích bên trong cơ man nào là tiền mới còn thơm mùi mực in, với dây niêm phong nguyên đai nguyên kiện của Ngân hàng Deutsche Bank Group. Đây là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở tại thành phố Frankfurt.

Ai là chủ nhân đích thực?

{keywords}

Cựu Tổng thống Irắc Saddam Hussein được đồn thổi là chủ nhân của lô hàng nói trên.

Đánh giá về lô hàng trên, luật sư Vadim Lyalin, chuyên gia hải quan của Nga cho hay, hàng hóa, việc thẩm định tài liệu chứng từ là có thật nhưng không một ai chứng minh được là chủ nhân đích thực. Phía người gửi đứng tên chủ hàng là Farzin Koroorian Motlagh từ cảng Frankfurt thuộc CHLB Đức, gửi tới Moscow mà không đề tên người nhận. Việc không ghi địa chỉ người nhận nên rất khó xử lý và cũng là trường hợp “xưa nay hiếm” trong lĩnh vực hải quan.

Điều này cho thấy rất có thể đây là tài sản bất minh. Nếu trung thực mọi thứ đã diễn ra chóng vánh. Liệu rằng đây là một kế hoạch vận chuyển tiền qua biên giới Nga, sau đó mới ghi cụ thể người nhận? Hoặc cũng có khả năng đây là một cách rửa tiền rất mới, nó được đưa vào một quỹ từ thiện nào đó, rồi mới đến tay chủ nhân. Còn một vấn đề nữa, tại sao chính phủ lại không tịch thu số tiền này, mặc dù đã hơn 10 năm không có chủ nhân đến nhận ?…

Liên quan đến lô hàng, người thì đồn thổi của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein (1937-2006), kẻ lại loan tin là của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi (1942-2011) hoặc thuộc mạng lưới rửa tiền bí ẩn do một băng nhóm mafia quốc tế hùng mạnh nào đó điều hành. Thậm chí, có giả thiết cho rằng của mafia hoặc của một quan chức tham nhũng Nga nào đó nay sợ bị lộ đã bỏ của chạy lấy người. Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga mới đây đã dẫn nguồn tin tình báo giấu tên cho hay, rất có thể đây là tài sản của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein vì nó được gửi từ Đức sang Nga sau khi ông Hussein bị lật đổ và bị hành quyết. 

Một nguồn tin an ninh khác thì rò rỉ, Hussein không phải là nhà độc tài duy nhất tuồn khối tài sản kếch xù ra nước ngoài mà còn có nhiều nhân vật khác, như cựu lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi cũng không ngoại lệ và có cả giả thiết cho rằng, đây là tài sản của tổ chức mafia Nga hoặc của quan chức Nga tham nhũng được dẫn đi lòng vòng dưới sự hậu thuẫn của giới chính khách "mọt dân" rồi quay trở lại với chủ cũ nhưng quá lớn "không nuốt trôi", nay không muốn xuất đầu lộ diện…

Theo một nguồn tin khác của báo giới, số tiền trên là của quỹ từ thiện Farzin Motlagh to the World of Good People All-Ukrainian Charitable Foundation (Thế giới những người tốt bụng toàn Ukraina), gọi tắt là Quỹ WGU, do ông Alexander Shipilov, 53 tuổi người Moscow làm chủ tịch, WGU hiện đang tìm mọi cách để lấy lại số tiền này.

Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga (SRV) đã vào cuộc xác định được tài sản này là của Farzin Koroorian Motlagh, 45 tuổi, mang quốc tịch Iran, đang bị truy nã quốc tế về tội gian lận và lừa đảo tài chính có hệ thống, liên quan đến khoản tiền thất thoát tới 14 tỷ bảng Anh.

Được biết, WGU đã ủy quyền cho ông Alexander Shipilov đứng ra giải quyết vụ việc, hợp đồng của WGU được ký hôm 17-3-2013. Tuy nhiên đến nay cả Alexander Shipilov lẫn quan chức sân bay Sheremetyevo không ai muốn đề cập đến phi vụ giao dịch này. Quỹ WGU mới đây đã treo thưởng 2 tỷ euro cho những ai giúp họ thu được số tiền này nhưng giới luật sư Nga đều từ chối. Trong khi, hải quan Nga lại yêu cầu chủ sở hữu của lô hàng phải đích thân đến làm việc, không qua trung gian.

Theo đề nghị từ Cục Hải quan Moscow, Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga (SRV) đã vào cuộc xác định được tài sản này là của Farzin Koroorian Motlagh, 45 tuổi, mang quốc tịch Iran, từng làm việc tại Ngân hàng T.Ư Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) ở Thủ đô Abu Dhabi, hiện đang bị truy nã quốc tế về tội gian lận và lừa đảo tài chính có hệ thống, liên quan đến khoản tiền thất thoát tới 14 tỷ bảng Anh. Rất có thể lý do khiến Motlagh không dám xuất đầu lộ diện nhận lại số hàng đã gửi. Bởi vậy, SRV suy đoán đây là chiến lợi phẩm mà Motlagh cùng đồng bọn đã chiếm đoạt được từ nhiều cơ sở ngân hàng khác nhau sau đó cất giữ tại Ngân hàng Deutsche Bank Group ở Frankfurt, trung tâm tài chính lớn nhất nước Đức và châu Âu, còn ở nơi khác thì không có đến nhiều tiền mặt như vậy.

Trong khi chủ nhân đích thực của lô hàng vẫn đang "bặt vô âm tín" thì người ta lại đổ dồn vào một nhân vật đã sang thế giới bên kia, đó chính là cựu Tổng thống Irắc, Saddam Hussein như đề cập. Theo tin đồn thì chính khách bị phế truất này đã kiếm được ít nhất 60 đến 100 tỷ USD, số tiền trên hiện đang lưu hành khắp thế giới. Tuy rất giàu nhưng sau khi cha con Saddam Hussein bị giết thì người ta lại không có một mẩu thông tin nào liên quan. Còn theo Cục Hải quan Moscow nói với hãng tin Ria Novosti rằng, 20 triệu euro là rất lớn, tương đương GDP của các nước nhỏ như Estonia, Síp, Afghanistan, Nepal và gấp đôi số tiền Nga chi cho giáo dục năm 2014.

Cho đến thời điểm hiện tại, tháng 4-2018, số tiền trên vẫn đang được niêm phong nhưng theo luật hải quan quốc tế về hàng hóa là tiền mặt, chính quyền Nga chỉ có thể tịch thu sung công sau 15 năm lưu kho không có người nhận hoặc một khi có đủ tài liệu chứng minh được đó là tài sản phi pháp.

Kim Hùng 

(Theo RBTH/DM/BIC/LC)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...