Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay

Cập nhật: 19:43 ngày 26/12/2018
Tháng 12-1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa khổng lồ. Ngày nay họ đạt nhiều thành tựu và cũng gặp thách thức lớn.

Khi Victor Gao lớn lên ở vùng nông thôn Trung Quốc vào thập niên 1970, ô tô khi đó hiếm đến mức ông sẽ chạy cùng lũ trẻ chạy theo xe ô tô qua những đoạn đường bụi bặm, hân hoan trước những gì mình được thấy.

Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, gấp đôi năng lực của Mỹ.

{keywords}

Hình ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc thời bắt đầu cải cách mở cửa Đặng Tiểu Bình (trái) và đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Gao nói với CNN: “Tôi đã từng không bao giờ nghĩ rằng một gia đình Trung Quốc bình thường lại có thể sở hữu một chiếc ô tô. Tôi không bao giờ kỳ vọng Trung Quốc sẽ là một nước sản xuất ô tô hàng đầu. Có mơ tôi cũng không tưởng tượng được Trung Quốc sẽ chế tạo ra ô tô nhiều hơn cả Mỹ”.

Ngày 18-12 này tròn 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách mở cửa, biến nước này từ một quốc gia nghèo nàn thành một cường quốc kinh tế.

Khi chính trị gia Trung Quốc Đặng Tiểu Bình phát biểu trước Ban lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 12-1978, GDP của Trung Quốc ở dưới mức 150 tỷ USD. Bài phát biểu này được coi là sự khởi đầu của thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Bốn mươi năm sau, GDP của Trung Quốc đã tăng vọt lên con số hơn 12.000 tỷ USD, và chỉ đứng sau con số của Mỹ.

Nhưng vào dịp kỷ niệm 40 năm bài phát biểu lịch sử này, Trung Quốc đang gặp thế khó về kinh tế.

Kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình

Vào năm 1978, kinh tế Trung Quốc vô cùng khó khăn sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nhiều xáo trộn lớn về chính trị. Hàng trăm triệu nông dân rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên.

Ngày nay, Trung Quốc nắm giữ tới 10% tài sản toàn cầu. Chỉ trong riêng 20 năm qua, tỷ lệ tài sản trên đầu người lớn ở Trung Quốc đã tăng 4 lần, chỉ còn hơn 1% dân số nước này là ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó.

Trung Quốc hiện có tới 600 tỷ phú – con số này cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Sự trỗi dậy về mặt kinh tế này của Trung Quốc được gắn với công lao của ông Đặng Tiểu Bình.

Cách tiếp cận của ông Đặng là duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đồng thời giảm mức độ kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế. Câu nói nổi tiếng thể hiện quan điểm thực tế của ông Đặng là: “Mèo trắng hay đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.

Bắt đầu từ tháng 12-1978 đó, Trung Quốc bắt đầu thay đổi từng bước một. Nông dân có thể đem bán các sản phẩm dư thừa và thu lợi. Người dân có quyền lập doanh nghiệp riêng. Các “đặc khu kinh tế” với cơ chế hào phóng cho thương mại tự do đã được lập nên ở một số khu vực nhất định của đất nước.

Năm 1990, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã được chính thức mở lại.

Ông Gao từng làm phiên dịch cho Đặng Tiểu Bình từ năm 1983-1988. Gao giờ là Phó Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, có trụ sở ở Bắc Kinh.

Ông Gao nhớ lại cách tiếp cận thực dụng của ông Đặng. Ông kể về cuộc gặp vào năm 1986 giữa Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Chứng khoán New York (Mỹ) John Phelan. Khi đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ giúp họ mở một sàn chứng khoán - ý tưởng này chỉ vài năm trước đó vẫn là điều cấm kỵ.

Ông Gao nói: “Tôi vẫn nhớ hình ảnh sống động này: Trong cuộc gặp, ông Đặng rất khiêm nhường, ông nói với Phelan rằng ‘Người Mỹ các ông biết cách kiếm tiền và các ông là những người rất giàu có. Còn chúng tôi ở Trung Quốc thì lại rất nghèo’”.

Cuộc chiến thương mại và định hướng kinh tế của ông Tập

Tuy nhiên, trước thềm kỷ niệm 40 năm công cuộc cải cách mở cửa đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại bất ngờ và quy mô không hề nhỏ nhằm vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải xem xét lại đáng kể các phương án kinh tế của mình.

Nhà lãnh đạo Mỹ Trump đã đặt ra hàng rào thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc (với trị giá lên tới hàng trăm tỷ USD).

Thời ông Đặng, Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến việc đưa ra quyết định mang tính tập thể. Thời ông Tập, quyền lực được tập trung hơn. Và sự điều chỉnh này của ông Tập có vẻ không làm hài lòng giới chức Mỹ.

Trước chính sách kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính quyền Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc để cho nước ngoài được tiếp cận nhiều hơn. Họ cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc giảm bớt sự hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Trump phát động đã không chỉ phủ bóng đen lên hoạt động kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng không tốt tới các kế hoạch kinh tế của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc chiến này, phía Mỹ có nhiều lợi thế và công cụ hơn khi họ là bên nhập siêu từ Trung Quốc.

Quan tham Trung Quốc trồng trúc mong thoát án
Tòa án Sâm Châu, Trung Quốc hôm 20-11 đã tuyên án chung thân với Ngụy Dân Châu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thiểm Tây.
 
Tàu ngầm Anh bảo vệ Nga ở Baltic trong Thế chiến I như thế nào?
Một hạm đội tàu ngầm Anh từng giúp Hải quân Nga chống lại Đức ở Baltic trong Thế chiến I. Dù có nhiều chiến thắng, nhưng nó lại kết thúc bằng thảm họa.
 
Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?
Ngày 5-11-2006, Tòa án tối cao của chính phủ lâm thời Iraq tuyên án tử hình cựu Tổng thống Saddam Hussein vì vụ thảm sát 148 người Hồi giáo Shi'ite tại Dujail năm 1982. Bản án cũng như vụ xét xử đã gây tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ.
 
Bí ẩn hồ xương người ở Ấn Độ
(BGĐT) - Một trong những địa danh du lịch ma mị và hấp dẫn nhất thế giới hiện nay là hồ xương người (Skeleton Lake). Địa danh này được một thợ gác rừng tình cờ phát hiện thấy cách đây 76 năm tại bang Uttarakhand (Ấn Độ) sau khi băng tan. Trang tin Thevintagenews.com (TVI) của Mỹ mới đây đã cập nhật và giải mã một số bí ẩn về nơi này.
 
Số phận bi thảm của người Triều Tiên từng được coi là anh hùng ở Hàn Quốc
Lee Soo-keun ban đầu được chào đón như anh hùng vì trốn sang Hàn Quốc giữa làn mưa đạn nhưng sau đó bị xử tử với cáo buộc gián điệp.
 

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...