Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

6 cuộc tấn công mạng làm rung chuyển thế giới

Cập nhật: 09:26 ngày 08/01/2019
Vụ tấn công mạng vừa xảy ra tại Đức là sự kiện mới nhất trong các cuộc tấn công mạng. Sau đây là những vụ tấn công mạng đình đám trong 20 năm qua.

1999: Hacker 15 tuổi tấn công mạng NASA và Bộ Quốc phòng Mỹ

Jonathan Joseph James mới chỉ 15 tuổi khi tiến hành tấn công liên tục vào hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào năm 1999.

{keywords}

NASA và Bộ Quốc Phòng Mỹ là nạn nhân của vụ tấn công.

Các cuộc tấn công nhắm vào Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng, một cơ quan có nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa bằng vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học, Jonathan đã đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu và hơn 3.000 e-mail. Do phạm tội khi còn ở độ tuổi vị thành niên nên Jonathan bị kết án 6 tháng giam giữ đối với trẻ vị thành niên. Anh ta đã tự sát vào năm 2008 khi Sở Mật vụ Liên bang cáo buộc Jonathan có liên quan đến một cuộc tấn công mạng khác.

2014: Nghi vấn Triều Tiên tấn công mạng SONY

Hãng phim Sony Pictures đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng khiến cho hệ thống mạng của hãng này bị tê liệt vào tháng 11-2014. Sau khi một nhóm tin tặc tự xưng là Những chiến binh của Hòa bình cướp được quyền truy cập vào mạng máy tính của hãng.

Sau đó, Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc liên quan đến vụ tấn công nói trên, nhưng ở một diễn biến khác, truyền thông của Triều Tiên lại nhận xét đây là "hành động chính đáng" sau khi Sony phát hành bộ phim "Cuộc phỏng vấn" - một bộ phim mô tả cái chết thảm khốc của lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un.

{keywords}

Bộ phim "Cuộc phỏng vấn" là khởi nguồn của câu chuyện?

Bộ Tư pháp Mỹ sau đó đã buộc tội Park Jin Hyok vào tháng 9-2018 vì đã đứng sau vụ tấn công mạng này. FBI cho biết Park đã làm việc cho một công ty hoạt động như sân sau của Chính phủ Triều Tiên.

2015: Hacker tấn công lưới điện Ukraina

Khoảng 230.000 người đã bị mất điện trong suốt 6 tiếng đồng hồ vào tháng 12-2015, sau khi tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng điều hành của 3 công ty năng lượng của Ukraina và dừng quá trình sản xuất điện tại 3 khu vực của Ukraina.

Cơ quan an ninh của Ukraina đã cáo buộc chính phủ LB Nga đứng sau vụ tấn công này. Một số công ty an ninh tư nhân của Mỹ cũng điều tra vụ tấn công này đã kết luận rằng các cuộc tấn công có nguồn gốc từ Nga. Vụ tấn công được cho là lần đầu tiên tin tặc có thể tấn công vào mạng lưới phân phối điện năng.

2016: Mỹ cáo buộc tin tặc Nga tấn công vào cơ sở dữ liệu của Đảng Dân chủ

Tin tặc đã tấn công và rò rỉ hàng ngàn email từ Ủy ban Dân chủ Quốc gia (DNC), Cơ quan lãnh đạo của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Vụ rò rỉ đã khiến cho lãnh đạo Đảng Dân chủ bối rối trước các email bị công bố, khiến cho Bernie Sanders, đối thủ trực tiếp của bà Hillary Clinton trong cuộc đua giành vị trí ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, thất thế.

Bộ Tư pháp sau đó buộc tội với 12 người Nga đã thực hiện cuộc tấn công này, họ được cho là các đặc vụ của cơ quan tình báo quân sự Liên bang Nga (GRU). Các cáo buộc được đưa ra bởi Luật sư đặc biệt Robert Mueller, người tiến hành điều tra các cáo buộc rằng chính phủ Nga đã can thiệp vào cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống Mỹ năm 2016.

2017: Wanna Cry

Một cuộc tấn công sử dụng phần mềm gián điệp tống tiền với tên gọi WannaCry đã khiến khoảng 300.000 máy tính ở 150 Quốc gia bị lây nhiễm vào tháng 05-2017. Phần mềm đã mã hóa các tệp tin và yêu cầu người dùng phải trả tiền để đổi lấy các mã khóa.

Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến nhiều bệnh viện, có cả các bệnh viện thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Vương Quốc Anh, nhiều ngân hàng và các công ty thương mại... Công ty vận chuyển Fedex cho biết họ đã mất hàng trăm triệu USD từ vụ tấn công.

Mỹ và Vương quốc Anh đã cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công này nhưng phía Triều Tiên đã phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc trên, ngoài ra họ còn cho rằng đây là "sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng".

2019: Tấn công Bundestag tại Đức

Vừa qua, Văn phòng An ninh CNTT (BSI) của Đức cho biết họ đang điều tra một cuộc tấn công mạng nhằm vào hàng trăm chính trị gia của nước này, bao gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel. 

Vụ tấn công nhắm vào tất cả các bên trong Quốc hộ Đức ngoại trừ các thành viên của Đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD), một đảng chính trị dân túy cánh hữu và theo Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu.

Hàng loạt thông tin về tài chính cá nhân, số ID cá nhân và các tin nhắn riêng tư là những dữ liệu bị đánh cắp và phát tán lên không gian mạng. Số fax, địa chỉ email và một số thư điện tử của bà Merkel cũng bị công bố.

Chính phủ Đức hiện chưa công bố ai là nghi phạm và động lực nào dẫn đến các vụ tấn công mạng này.

Vì sao Liên Xô từ bỏ dự án tàu vũ trụ Buran siêu việt hơn cả của Mỹ?
Dự án chế tạo tàu vũ trụ Buran siêu việt hơn cả của Mỹ, đồng thời là dự án vĩ đại cuối cùng của đất nước Liên Xô đã bị từ bỏ vì nhiều nguyên nhân.
 
Quan tham Trung Quốc trồng trúc mong thoát án
Tòa án Sâm Châu, Trung Quốc hôm 20-11 đã tuyên án chung thân với Ngụy Dân Châu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thiểm Tây.
 
Tàu ngầm Anh bảo vệ Nga ở Baltic trong Thế chiến I như thế nào?
Một hạm đội tàu ngầm Anh từng giúp Hải quân Nga chống lại Đức ở Baltic trong Thế chiến I. Dù có nhiều chiến thắng, nhưng nó lại kết thúc bằng thảm họa.
 
Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?
Ngày 5-11-2006, Tòa án tối cao của chính phủ lâm thời Iraq tuyên án tử hình cựu Tổng thống Saddam Hussein vì vụ thảm sát 148 người Hồi giáo Shi'ite tại Dujail năm 1982. Bản án cũng như vụ xét xử đã gây tranh cãi lớn trong cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ.
 
6 lần Nga tránh được các cuộc chiến tranh cận kề
Kinh nghiệm ngoại giao và sự chuyên nghiệp về quân sự đã cứu nước Nga (và đôi khi là cả thế giới) không chỉ một lần thoát khỏi những hậu quả thảm khốc.
 
Số phận bi thảm của người Triều Tiên từng được coi là anh hùng ở Hàn Quốc
Lee Soo-keun ban đầu được chào đón như anh hùng vì trốn sang Hàn Quốc giữa làn mưa đạn nhưng sau đó bị xử tử với cáo buộc gián điệp.
 
Bí ẩn cái chết của người đầu tiên bay vào vũ trụ Yuri Gagarin
Bảy năm sau khi trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ, vào năm 1968, nhà du hành Liên Xô Yuri Gagarin bất ngờ thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi ông đang thực hiện chuyến bay huấn luyện thường lệ. Nhưng nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông vẫn là một bí ẩn cho đến tận 46 năm sau.
 
Cái kết bất ngờ cho "nữ sát thủ có gương mặt thiên thần"
Ngày 3-10-2011, một tòa án Italia đã hủy bản án 26 năm tù về tội giết người đối với sinh viên người Mỹ Amanda Knox, người được mệnh danh là "nữ sát thủ có gương mặt thiên thần".
 
Ai “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh?
Tới nay, các nhà sử học của Mỹ và Nga (Liên Xô trước đây) vẫn tranh cãi về việc ai đã “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh.
 
Vì sao Hồng quân Liên Xô phải dùng chó cảm tử để tấn công xe tăng Đức?
Trong cuộc đối đầu với phát xít Đức, Hồng quân từng dùng đến chó chống tăng cảm tử. Những chú quân khuyển này đã lập được nhiều chiến công.
 

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...