Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chuyện ít biết về Viện sĩ kiêm chiến sĩ bắn tỉa của nước Nga

Cập nhật: 18:51 ngày 11/01/2020
(BGĐT) - Trong lịch sử dựng nước, giữ nước của người Nga có một huyền thoại được lịch sử ghi danh, đó là nhà cách mạng kiên cường, bác sĩ y khoa kiêm chiến sĩ bắn tỉa, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Nikolai Aleksandrovich Morozov.

Những năm tháng đầu đời

Theo Tạp chí quân sự Military Review của Nga số ra tháng 12-2019, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Nikolai Aleksandrovich Morozov được lịch sử ghi danh là một "con người toàn năng" hiếm thấy trong thời đại chúng ta. Năm 1874, ông gia nhập nhóm Tchaikovsky Narodniks.  

{keywords}

Nikolai Morozov tên đầy đủ Nikolai Alexandrovich Morozov sinh ngày 25-7-1854. Năm 1907 ông được bầu vào Duma nhưng do là cựu tù nhân nên ông không được phép nhậm chức. Sau Cách mạng Tháng Mười, Morozov tiếp tục điều hành Viện Khoa học Tự nhiên PS Lesgaft ở Petrograd cho đến khi qua đời ở tuổi 92. Năm 1932, ông được vinh danh là Thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Tiểu hành tinh 1210 Morosovia được đặt tên để vinh danh công trạng của ông. Ảnh: N.A. Morozov thời trẻ.

Cũng trong năm đó, Morozov tới Thụy Sĩ để bảo vệ quyền lợi của nhóm Tchaikovsky trên các diễn đàn quốc tế trước khi gia nhập hàng ngũ của Quốc tế thứ nhất. Năm 1875, Morozov trở về Nga nhưng lại bị bắt ngay vì bị nghi hoạt động cách mạng. Ba năm sau, sự kiện mang tên 193's Trial (Vụ án 193) được đưa ra xét xử và Morozov đã được trả tự do.

Tính đến năm 1913 lúc ở tuổi 59, Morozov đã có 30 năm ngồi tù, bắt đầu sau Vụ án 193, Morozov được thả tự do và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1879, Morozov cùng các đồng nghiệp thành lập phong trào có tên People’s Will (Ý chí nhân dân) với tôn chỉ tiến hành đấu tranh cấp tiến, thực hiện mưu sát Hoàng đế Alexander II. 

Đến năm 1880, Morozov ra nước ngoài. Tháng Giêng năm 1881, Morozov bí mật trở về Nga nhưng lại bị bắt. Một năm sau, ông bị toà kết án tù chung thân. Thời gian đầu, Morozov thụ án tại Pháo đài Petropavlovsk, sau chuyển sang pháo đài Shlisselburg. 

Cũng trong thời gian trên, Morozov đã không để phí thời gian, lao vào tự học, nghiên cứu ngoại ngữ, học các môn khoa học tự nhiên và xã hội, cho ra đời nhiều công trình khoa học. Kết quả, khi được trả tự do theo lệnh Sa Hoàng ngày cuối tháng 10-1905, Morozov đã học và sử dụng thành thạo 11 ngoại ngữ, hoàn thành 26 bản thảo về các chủ đề khoa học khác nhau.

Sau khi ra tù, vị viện sĩ tương lai chủ yếu làm công tác nghiên cứu, song vẫn không quên cuộc đấu tranh giành tự do cho nhân dân. Ông đã cố gắng xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Năm 1909, Morozov nhận được lời mời làm Chủ tịch Hội đồng những người yêu thích nghiên cứu thế giới Nga (ROLM) và giữ vị trí này cho đến khi ROLM giải thể vào năm 1932.

Morozov đến với Cách mạng Tháng Mười Nga

Morozov đón nhận các sự kiện diễn ra năm 1917, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga với sự nhiệt tình mãnh liệt, mặc dù ông không chia sẻ quan điểm với những người Bolshevik. Bất chấp những bất đồng với chính quyền mới, nhà khoa học nổi tiếng vẫn tiếp tục các hoạt động của mình, thậm chí còn được giao giữ các cương vị, chức danh khoa học mới. 

{keywords}

Năm 1932 - N.A. Morozov được bầu là Viện sĩ hàn lâm danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Năm 1918, Morozov trở thành giám đốc của Viện Khoa học Tự nhiên. P.F. Lesgaft (ENI) và giữ cương vị này cho đến cuối đời. Theo sáng kiến của Giám đốc Morozov, ENI bắt đầu xuất bản các công trình khoa học về những vấn đề khác nhau liên quan đến khoa học tự nhiên.

Trong các nghiên cứu của ENI, các nhà khoa học Xô Viết đã đưa ra các lý thuyết tiên tiến liên quan đến cấu trúc vật chất, khám phá vũ trụ... Sau này, Morozov và các đồng nghiệp vẫn tiếp tục phát triển các ý tưởng này và được dư luận thế giới đánh giá cao. Năm 1928 ông trở về nhà máy sau khi phục vụ trong Hồng quân Liên Xô, nơi ông làm việc tại tổ hàng không trong vai trò của nhân viên kỹ thuật động cơ máy bay. 

Morozov bắt đầu làm việc tại một phòng thiết kế mới do I. Aleksiyenko đứng đầu của Nhà máy động cơ xe lửa Kharkiv. Ông tham gia vào nghiên cứu chế tạo các mẫu thử nghiệm của xe tăng T-1-12 và T-24, các mẫu xe tăng này là tiền thân của dòng xe tăng T-34 nổi tiếng của Liên Xô thời đó. Năm 1932, Morozov được bầu là Viện sĩ hàn lâm danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Năm 1942, vì thành tích trong thiết kế xe tăng Т-34 nên Huân chương quốc gia Liên Xô đã được trao cho ông Mikhail Ilyich Koshkin và Nikolay Alekseievich Kucherenko, khi đó là trưởng phòng thiết kế của nhà máy sản xuất hàng loạt. Trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), nhóm của ông tiếp tục nghiên cứu cải tiến các chi tiết của xe tăng T-34 để nâng cao hiệu quả chiến đấu. 

Năm 1943, ông được tặng danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, sau đó được thưởng các huân chương Kutuzov hạng nhất, Suvorov hạng hai. Năm 1945 ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Sau đó, ông còn là người tham gia lãnh đạo thiết kế các mẫu tăng T-44, T-54 và T-64 của Liên Xô. Thiết kế của chiếc

T-64A đã khiến Morozov nhận được Giải thưởng Lênin. Ông cũng được tặng học vị Tiến sĩ khoa học, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa lần hai.

Trở thành lính bắn tỉa ở tuổi “xưa nay hiếm”

Theo Military Review, năm 1939 ở tuổi 85, Morozov bắt đầu đam mê môn bắn súng. Ông được tuyển dụng vào tổ chức OSOAVIAHIM để học cách bắn tỉa. Dù tuổi đã cao, nhà cách mạng, nhà bác học này vẫn tỏ ra đam mê và thực sự có năng khiếu bắn tỉa. 

Thế chiến II diễn ra, Đức Quốc xã tấn công Liên Xô nhà bác học già Morozov, khi đó đang làm việc tại Leningrad đã viết đơn gửi hội đồng quân sự xin ra chiến trường. Vì lý do tuổi cao, ông bị từ chối, tuy nhiên vị bác học, chiến sĩ bắn tỉa Morozov vẫn liên tục gửi đơn đến cấp cao nhất lúc đó là lãnh tụ Stalin.

Năm 1942, Hội đồng quân sự Leningrad đành chấp thuận và gọi Morozov nhập ngũ. Tuy nhiên, ông chỉ được phép ra trận trong cương vị lính bắn tỉa trong vòng một tháng. Ngay sau khi nhập ngũ, ông được phân về một đơn vị thuộc Phương diện quân Volkhov. Tân binh Morozov thường xuyên có mặt tại các điểm nóng để săn kẻ thù. 

Chỉ trong vòng một tháng, với tài năng “100 phát 100 trúng” Morozov đã hạ gục 10 lính lẫn sĩ quan chỉ huy của Đức Quốc xã. Sau đó, nhà khoa học được đưa trở lại hậu phương để tiếp tục công tác nghiên cứu khoa học. Morozov vẫn viết đơn xin được trở lại chiến trường nhưng lần này, nguyện vọng của ông đã bị từ chối.

Sau khi Leningrad được giải vây, Morozov trở lại với công việc nghiên cứu khoa học của mình và bây giờ những nghiên cứu của ông và ENI thực hiện gắn liền với những nhu cầu cấp thiết của đất nước đang có chiến tranh. Nhiều công trình liên quan đến quân sự mới nhất của ông đã được đưa vào vào ứng dụng và mang lại kết quả thực sự to lớn.

Để kết thúc bài viết, Military Review cho rằng Nhikolai Morozov là một nhà cách mạng đích thực và toàn năng, cống hiến cả đời mình cho cách mạng, cho đất nước. Ông đã sống một cuộc đời vô cùng sôi nổi và bão tố, để lại cho hậu thế một di sản to lớn, nhất là trong lĩnh vực quân sự, y học, một trong những người sáng lập ra ngành khoa học vũ trụ Liên Xô. 

Viện sĩ, nhà cách mạng và chiến sĩ bắn tỉa Nhikolai Morozov qua đời ngày 30- 7-1946 tại nhà riêng ở Borka. Ngôi nhà của ông từng ở hiện đã trở thành bảo tàng, còn tên ông đã được đặt cho các đường phố, xí nghiệp và một hành tinh nhỏ, cùng một miệng núi lửa trên mặt trăng.

Y.V. Andropov và dấu ấn trong hành trình đưa KGB lên đỉnh cao
Với thâm niên hơn 15 năm đứng đầu cơ quan tình báo, an ninh KGB của Liên Xô, Yuri Andropov đã có công đưa KGB lên đỉnh cao trước khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Vị Nguyên soái Liên Xô cuối cùng được ông Putin tặng đồng hồ là ai?
Trong đời binh nghiệp, Dmitry Yazov đã từ người lính trở thành vị Nguyên soái, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của một cường quốc.
5 sự thật và một huyền thoại về Nguyên soái Chuykov
Tham gia chỉ huy các chiến dịch lớn từ Stalingrad đến giải phóng Berlin, Chuykov được mệnh danh là "Tướng tấn công"
Chuyện về phi hành gia Sergei Krikale -công dân Liên Xô cuối cùng
Sergei Krikalev ở trên Trạm vũ trụ Hòa Bình (Mir) khi Liên Xô sụp đổ và ông đã “mắc kẹt” ở đó trong khoảng thời gian lâu gấp đôi so với dự kiến.
Dự án trực thăng phòng không độc đáo nhưng dang dở của Liên Xô
Từ thời Liên Xô, một dự án trực thăng phòng không độc đáo đã từng được phôi thai nhưng không thành công.
Venezuela - Điểm nóng khu vực Nam Mỹ
(BGĐT) - Venezuela nằm ở phía Bắc lục địa Nam Mỹ với khoảng 28 triệu dân, đang trải qua những biến động khó lường do chính trị - xã hội bất ổn và kinh tế lao dốc. Đất nước này vừa chứng kiến cuộc đảo chính bất thành do phe đối lập thực hiện nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Câu hỏi đặt ra là tương lai Venezuela ra sao khi lực lượng đối lập quyết lật đổ chế độ hiện tại khi họ được 50 nước do Mỹ đứng đầu ủng hộ.

Bích Kim (Theo NC/ICU/GC/FC/IDC-12/2019)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...