Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vận hành điểm kết nối cung - cầu công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng

Cập nhật: 08:48 ngày 27/04/2019
Các hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ sẽ được thực hiện tại điểm kết nối.

Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng vừa khai trương Điểm kết nối cung - cầu công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng, nâng tổng số lên 8 điểm kết nối trên cả nước. Trước đó đã có các điểm kết nối ở TP HCM, Hà Nội (2 điểm), Phú Yên, Nghệ An, Đăk Lăk và TP Cần Thơ.

{keywords}

Các công nghệ được giới thiệu tại điểm kết nối cung - cầu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Điểm kết nối cung - cầu công nghệ tại Hải Phòng sẽ là nơi kết nối các địa phương trong vùng với các điểm kết nối trên cả nước, phục vụ hoạt động tư vấn, đánh giá, lựa chọn, liên kết, hợp tác ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, qua đó đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, các điểm kết nối cung cầu đi vào vận hành đã thực hiện hiệu quả trong việc xúc tiến chuyển giao công nghệ, trong đó có gần 80 lượt tư vấn, tọa đàm, kết nối cung - cầu, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan; giới thiệu và trình diễn gần 200 sản phẩm khoa học công nghệ.

Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết thành công với tổng giá trị hàng tỷ đồng. Thông qua các điểm kết nối cung cầu, một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm; kết nối với các chuyên gia của Hàn Quốc đào tạo, cấp chứng nhận điều phối viên về chuyển giao công nghệ.

Hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ là một trong các giải pháp nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam, được Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức định kỳ, triển khai ở quy mô quốc gia, qua đó xác định nhu cầu công nghệ và kết nối với nguồn cung công nghệ phù hợp cho các doanh nghiệp.

Tiếp sức cho nông sản sau bảo hộ
(BGĐT)- Bắc Giang hiện có hơn 40 sản phẩm, trong đó chủ yếu sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu tập thể (NHTT), chỉ dẫn địa lý... Đây là lợi thế lớn đối với các chủ sở hữu, giúp nông sản vươn xa, chiếm lĩnh thị trường song cũng đặt ra nhiều thách thức nếu không được “tiếp sức” sau bảo hộ.
 
Máy AI "vẽ" tranh: 50 tiếng 1 tác phẩm giá hàng chục nghìn USD
Với một thuật toán ngẫu nhiên, cỗ máy được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) này đã tạo ra những kiệt tác nghệ thuật có giá hàng chục nghìn USD.
 
Máy thái thịt siêu tốc
Máy thái thịt do Công ty Textor ở Australia sản xuất chia tảng thịt thành nhiều lát đều tăm tắp với tốc độ nhanh chóng mặt.
 
Công nghệ lái xe từ xa qua mạng 5G tại Trung Quốc
Hãng China Moblie ra mắt công nghệ lái xe từ xa cho phép điều khiển ôtô cách 1.200km với độ chênh lệch 10 mili giây.

 
Học sinh chế máy thu gom nông sản
Chiếc máy do hai học sinh trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) sáng chế giúp thu gom nông sản, tự động cho vào bao để giảm nhân công.
 

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...