Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người phụ nữ cắm bình hoa 10 năm không tàn, dân yêu hoa thích mê

Cập nhật: 10:31 ngày 15/02/2021
Ngôi nhà nhỏ ở thôn 3, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) là nơi bà Việt sinh sống cũng là cơ sở ướp “hoa tươi bất tử”.

Nói là cơ sở cho sang, thực ra chỗ làm việc của bà chỉ vỏn vẹn cái bàn gỗ cũ kỹ. Suốt 12 năm qua, bà Việt miệt mài tìm tòi, sáng tạo để đưa loại hoa sang chảnh này đến với người dân.

{keywords}

Bà Việt và những bình hoa "bất tử".

Năm 2001, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bà đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan và được làm nghề ướp “hoa tươi bất tử”. Khi tiếp cận bà đã rất hứng thú và tự nhủ phải học bằng được nghề này.

Bà miệt mài tìm tòi, học hỏi làm ra được những sản phẩm riêng cho mình. Khi tay nghề bà lên cao, chủ cơ sở ở Thái Lan tin tưởng giao cho bà quản lý xưởng, đào tạo công nhân.

Năm 2005, sau khi trở về nước, bà Việt đã đưa công nghệ ướp “hoa tươi bất tử” về vùng quê nghèo để làm. Ngày đó, dòng hoa này được gọi là hoa sang, đắt tiền lại chưa xuất hiện ở Việt Nam nên việc đưa sản phẩm ra thị trường là cả một vấn đề.

{keywords}

Những bình hoa giữ được màu sắc đẹp trong thời gian dài.

Nhưng vì lòng đam mê, mong muốn duy trì được nghề mà mình đã cất công mang từ Thái Lan về, bà quyết tâm theo đuổi.

Về Việt Nam, bà phải mất hai năm để làm quen, đi nhiều nơi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn hoa và các nguyên vật liệu phụ trợ. Đến năm 2008 bà mới bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên.

Nhận thấy quy trình kỹ thuật ướp hoa của người Thái không được bền, bà Việt đã tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Hiện tại, hoa của bà có thể kéo dài tuổi thọ hơn chục năm.

Theo bà Việt, “hoa tươi bất tử” bà đang làm hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Những cánh hoa khô nhưng nhìn không khác gì hoa tươi tự nhiên. Màu hoa đỏ tươi, vẫn giữ được các chất diệp lục.

“Để làm ra một sản phẩm, đầu tiên khâu nhập hoa phải đạt chất lượng, sau đó cắt để vào một chiếc hộp có chứa một loại cát, đậy kín 7 ngày. Tiếp đến, đưa hoa vào một chiếc hộp chứa nguyên liệu khác ủ trong 3 ngày nữa để hoa thêm cứng cáp rồi mới đem cắm vào bình thủy tinh”, bà Việt chia sẻ.

Hiện bà đã làm ra rất nhiều sản phẩm như: ly 1 bông, 2 bông, 3 bông, 5 bông, 9 bông, 15 bông, 30 bông, thậm chí 100 bông. Giá dao động từ 120 nghìn đồng đến 4 triệu đồng tùy vào số lượng bông.

Theo bà Việt, để có một bình hoa đẹp, ngoài công đoạn chọn hoa, ướp hoa thì cắm hoa cũng là một yếu tố rất quan trọng. Người thợ phải khéo léo tạo cành, ghép lá, uốn nắn để đưa hoa vào cài trong đế bình mà không ảnh hưởng đến hoa.

Điểm khác biệt của sản phẩm là hoa ướp khô, giữ được màu sắc tự nhiên, không bị nhuộm màu như các sản phẩm khác trên thị trường. Vì vậy, tính ưu việt của sản phẩm là không độc hại với người lao động và thân thiện với môi trường.

Hiện sản phẩm của bà đã có mặt ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Vũng Tàu, Nghệ An...

Tại Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2019, với chủ đề “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức, sản phẩm “hoa tươi bất tử” của bà Việt là 1 trong 4 sản phẩm sáng tạo xuất sắc được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen.

“Nghề hoa này tôi đã làm được 12 năm nay. Hiện cơ sở của gia đình lúc nào cũng duy trì tạo việc làm cho 5 phụ nữ trong làng với mức lương 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Hai con của tôi không theo nghề. Tuổi tôi đã cao nên không thể phát triển thị trường. Tôi cũng đã tìm được một bạn trẻ đam mê để truyền nghề và cùng tôi đưa loại hoa này phát triển hơn nữa, đó cũng là mong muốn của tôi”, bà Việt chia sẻ.

Bắc Giang: Một gia đình trồng gần 3.000 cây cần sa trong vườn
(BGĐT) - Ngày 19/2, Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang) phát hiện số lượng lớn cây cần sa và cây anh túc được trồng tại vườn một gia đình thuộc thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn.

Theo Khoa học và Đời sống


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...