Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Sản vật quê hương
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sơn Động : Xây dựng sản phẩm đặc trưng chè Bát Tiên

Cập nhật: 11:01 ngày 15/04/2022
(BGĐT) - Với hương vị riêng, chè Bát Tiên trồng trên địa bàn huyện Sơn Động (Bắc Giang) được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để chè Bát Tiên trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía.

Một màu xanh mát là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến vườn chè của bà Hoàng Thị Quýt, tổ dân phố Néo, thị trấn Tây Yên Tử. Năm 2008, được hỗ trợ cây giống, gia đình bà trồng thử vài sào. Thấy hiệu quả, mỗi năm nhân thêm một chút và đến nay duy trì khoảng 0,54 ha chè Bát Tiên. Theo lời bà Quýt đây là cây trồng dễ chăm sóc, hơn nữa khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp lại được bón bằng phân hữu cơ, nước tưới sạch nên chè ít sâu bệnh, cho năng suất cao, ổn định. 

{keywords}

Người dân thu hái chè Bát Tiên.

Đôi tay thoăn thoắt, hăng say hái từng búp chè tươi xanh, bà Quýt chia sẻ: “Trước đây mới trồng, mỗi lứa thu hái, sao chè, gia đình tôi được vài cân, rồi tăng lên vài chục cân. Thấy nghề trồng chè phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình nên trồng thêm và tỉa tán, chăm sóc những cây trồng trước đó để chè bật mầm đều. Đến nay mỗi lứa thu hái kéo dài cả tuần, thu được khoảng 5 tạ chè khô/năm”.

Không chỉ đầu tư chăm sóc chè sạch, các khâu chế biến chè khô cũng được gia đình bà Quýt và các hộ trồng chè ở đây chú ý. Theo một số hộ trồng chè, để giữ được hương vị cần nắm bắt quy trình kỹ thuật từ chăm sóc đến thu hái, sao sấy chè. Trước đây, bà con thường sao chè bằng xoong, chảo và đảo bằng tay khiến chè bị đỏ, tốn nhiều công sức. 

Hiện nay các hộ trồng chè đều trang bị máy sao, vò chè và thùng sấy hiện đại, vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Chăm sóc, thu hái đều theo quy trình an toàn, hương vị chè thơm ngon nên chè Bát Tiên được khách hàng ưa chuộng. 

“Để nâng cao giá trị sản phẩm, tôi cùng một số hộ đã đưa chè Bát Tiên đi kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chè Bát Tiên. Tuy nhiên do thiếu một số điều kiện nên chưa được cấp nhãn hiệu. Do đó, tôi mong các cấp, ngành quan tâm, giúp đỡ, xúc tiến xây dựng nhãn hiệu cho chè Bát Tiên của địa phương, để những người tâm huyết với cây chè yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất”, bà Quýt cho biết thêm.

{keywords}

Hiện diện tích chè Bát Tiên trên địa bàn khoảng 3,2 ha. Chất lượng sản phẩm chè bảo đảm nhưng còn thiếu một số tiêu chí như: Bản đồ khoanh vùng, quy chế quản lý nhãn hiệu... nên chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Tới đây chúng tôi đề nghị UBND huyện, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu".

Ông Phạm Văn Hảo

Chè Bát Tiên được trồng chủ yếu tại thị trấn Tây Yên Tử. Những năm qua, thị trấn Tây Yên Tử tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, một số sở, ngành tỉnh tuyên truyền vận động, hỗ trợ người dân sản xuất chè bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phân bón vi sinh, thuốc thảo mộc, sinh học phòng trừ sâu bệnh và không sử dụng các loại phân hóa học, hóa chất kích thích để tăng năng suất và thời gian thu hái.

Để phát triển cây trồng này, năm 2017, UBND tỉnh bổ sung chè Bát Tiên vào danh mục các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh. Bằng các nguồn vốn, nhất là Chương trình 30a, UBND huyện hỗ trợ hơn 20 nghìn cây giống cũng như máy đóng gói chè cho các hộ dân để phát triển. 

Nhờ đó có thời điểm hơn 40 hộ trên địa bàn trồng chè Bát Tiên với tổng diện tích khoảng 12,5 ha. Tuy nhiên do đầu ra không ổn định, nhiều hộ đã chuyển đổi sang trồng loại cây khác, nay chỉ còn 6 hộ duy trì với diện tích khoảng 3,2 ha. Theo tổng hợp của ngành chức năng, năm 2021, năng suất trung bình đạt khoảng 1 tấn khô/ha/năm; với giá bán 200-300 nghìn đồng/kg, mỗi ha chè cho thu nhập khoảng 200-300 triệu đồng...

Ông Phạm Văn Hảo, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tây Yên Tử cho biết: “Để phát triển sản phẩm chè quý này, địa phương đang định hướng khôi phục lại các diện tích trồng chè, thành lập hợp tác xã để thuận lợi trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản giữa người sản xuất với doanh nghiệp, thị trường. Đồng thời đề nghị các cấp, ngành hỗ trợ xây dựng sản phẩm chè Bát Tiên thành sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch”.

Bài, ảnh: Trần Chung

Sơn Động: Đưa sản phẩm OCOP đến với du khách
(BGĐT) - Cùng với thu hút đầu tư vào du lịch, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có nhiều chính sách định hướng, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP gắn với các di tích. Hướng đi này không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Sơn Động: Tăng sức hút du lịch Tây Yên Tử
(BGĐT) -  Mặc dù chưa hoàn thiện song Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử đang trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Đây được xem như  “cú hích” cho du lịch của huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Huyện Sơn Động cần khai thác lợi thế, lựa chọn cây, con chủ lực để phát triển
(BGĐT) - Ngày 8/2, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại huyện Sơn Động. Cùng đi có đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Sơn Động- Khai thác lợi thế, đánh thức tiềm năng du lịch
(BGĐT) - Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Sơn Động đã quan tâm phát triển du lịch gắn với xây dựng, quảng bá sản phẩm chủ lực của địa phương. Đây cũng là giải pháp tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...