Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sơn Động: Nhân rộng vùng chuyên canh ba kích

Cập nhật: 10:09 ngày 08/04/2019
(BGĐT) - Mô hình trồng cây ba kích tím tại huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã giúp bà con vùng cao có thu nhập khá, từng bước thoát nghèo và làm giàu. Hiện chính quyền và người dân nơi đây lựa chọn ba kích là cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất của địa phương. 

Thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha

Huyện Sơn Động có khoảng 20 ha ba kích tím; trong đó có 3 vùng sản xuất tập trung tại các xã: Yên Định, Thanh Luận và thị trấn Thanh Sơn với 15 ha; diện tích còn lại trồng rải rác ở các xã: Cẩm Đàn, Quế Sơn, An Lập, Vĩnh Khương, Vân Sơn và Tuấn Mậu.

{keywords}

Cán bộ HND tỉnh thăm mô hình trồng ba kích của gia đình ông Nguyễn Hải Đính, thôn Thanh Bình, xã Thanh Luận.

Hiện nhiều gia đình trong huyện đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ từ loại cây dược liệu quý này. Hộ ông Lã Văn Quang, thôn Đồng Chu, xã Yên Định là một trong những điển hình về việc này. Năm 2011, ông được Hội Nông dân (HND) tỉnh chọn tham gia mô hình trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Theo đó, ông được cán bộ của Hội cấp gần 2 nghìn cây giống; đồng thời hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Số giống này ông trồng trên 0,5 ha đất đồi. Cây hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương nên tỷ lệ sống đạt cao, sinh trưởng, phát triển tốt. Hơn 2 năm sau, ông Quang thu hoạch, bán được 80 triệu đồng. Cũng chính từ đây, ông đã giâm hom mở rộng diện tích ba kích lên 3 ha. Thấy vậy, nhiều người đến học tập kinh nghiệm, xin hoặc mua giống về trồng. Hiện gia đình nào ở thôn Đồng Chu cũng có giống dược liệu này.

Vừa tiếp một tiểu thương người tỉnh Hải Dương vào xem vườn ba kích đã tới kỳ thu hoạch, ông Quang chia sẻ: “Tôi đang chờ khách trả được giá thì bán luôn để kịp làm đất tiếp tục vào vụ mới. Với một ha, dự kiến sắp tới cho thu 3-5 kg/cây; giá bán tại vườn từ 150-180 nghìn đồng/kg; ước thu về hàng trăm triệu đồng”.

Tương tự, vài năm trở lại đây, gia đình ông Nguyễn Hải Đính, thôn Thanh Bình, xã Thanh Luận cũng có của ăn của để nhờ trồng ba kích. Đầu năm 2016, ông Đính chuyển đổi một ha trồng vải kém hiệu quả sang trồng ba kích. Cuối năm 2018, ông thu hoạch 4 nghìn gốc, trị giá hàng trăm triệu đồng. Bằng số vốn này, ông Đính tiếp tục đầu tư vườn ươm cây con để bảo đảm nguồn cây giống chất lượng cho sản xuất của gia đình vừa cung cấp cho người dân trong, ngoài huyện.

Tiếp tục nhân rộng

{keywords}

Canh tác ba kích không khó, khi trồng nên lựa chọn đất có độ dốc vừa phải, chưa bị phong hóa mạnh... Trong quá trình chăm sóc chú ý bón phân, làm cỏ, tiêu nước lúc mưa to; phòng trừ sâu đục thân gây hại”.


Ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch HND tỉnh

Theo ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch HND tỉnh, ba kích tím rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu huyện vùng cao Sơn Động, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ kết quả trên, năm 2016, UBND tỉnh phê duyệt cho HND tỉnh thực hiện dự án khoa học công nghệ "Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả tại Tây Yên Tử, huyện Sơn Động”. Cùng đó, UBND huyện ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển trồng cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Huyện phấn đấu đến năm 2020 trồng 30 ha loại cây dược liệu quý này.

Đến nay, chỉ tính riêng dự án của HND tỉnh đã mở rộng thêm 5 ha tại xã Thanh Luận, thị trấn Thanh Sơn. Để tiếp tục phát triển, UBND huyện thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân; định hướng chuyển đổi canh tác đối với diện tích đất phù hợp. Đặc biệt, tại xã Thanh Luận, người dân còn thành lập Tổ hợp tác trồng ba kích tím, với 17 thành viên. Tại đây, mọi người trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, giống, vốn; đồng thời nhân rộng diện tích lên 6 ha.

Bên cạnh những thuận lợi trên, ba kích tím Sơn Động vẫn gặp những khó khăn trở ngại cần khắc phục, như chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu là tiêu thụ tự do. Vì vậy, để sản phẩm có đầu ra ổn định, UBND huyện cùng với HND tỉnh đang tập trung thành lập Hợp tác xã Ba kích tím Tây Yên Tử, sau đó xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm và ký kết bao tiêu với các doanh nghiệp.

Thời gian tới, HND tỉnh, UBND huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ giống giúp bà con mở rộng diện tích canh tác. Riêng HND tỉnh đang tập trung vốn xây dựng vườn ươm giống cây ba kích quy mô 25 nghìn cây/lứa. Qua đó, bảo đảm cung cấp nguồn giống đáp ứng nhu cầu của người dân. Dự kiến, vườn ươm sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm nay.

Sơn Động tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm
(BGĐT) - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Động vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 24 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II-2019. Đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy chủ trì.
 
Trường Mầm non, Tiểu học và THCS Thanh Luận đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia
(BGĐT) - Ngày 29-3, UBND xã Thanh Luận (Sơn Động) tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận các trường: Mầm non, Tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia. Tới dự có đồng chí Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện.
 
Sơn Động bảo đảm chất lượng giống cây lâm nghiệp
(BGĐT) - Để giúp người dân lựa chọn giống cây lâm nghiệp có chất lượng, tránh tình trạng giống trôi nổi trên thị trường, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động đã tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, hướng dẫn các hộ trồng rừng lựa chọn giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt.
 

Hoàng Phương - Xuân Thỏa

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...