Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 33 °C / 24 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Sơn Động: Lan tỏa các điển hình xây dựng đời sống mới

Cập nhật: 11:38 ngày 13/11/2020
(BGĐT) - Trên địa bàn huyện Sơn Động (Bắc Giang) có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 47% dân số. Để xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân thi đua thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, địa phương đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình dân vận hoạt động hiệu quả. 

Thôn Đông Bảo Tuấn, xã Tuấn Đạo vốn có lợi thế lớn về kinh tế đồi rừng với diện tích rộng. Để phát huy hơn nữa tiềm năng, không bằng lòng với kết quả hiện tại, Đảng ủy, UBND xã luôn khuyến khích những cách làm hay, sáng tạo. Nhận rõ chủ trương đó, đảng viên Trịnh Duy Ngơi trăn trở làm sao giúp các gia đình trong thôn thoát khỏi khó khăn. Quan sát và trồng thử nghiệm cây dong riềng thấy phát triển tốt, gia đình đã trồng hơn 1 ha. Sau khi thu hoạch, ông nghĩ ngay đến việc sản xuất miến dong.

{keywords}

Phát triển vùng nguyên liệu trồng dong riềng tại xã Tuấn Đạo.

Đúng lúc đó, xã Tuấn Đạo vận động đưa nghề sản xuất miến dong về địa phương, tiếp nhận dây chuyền từ một cơ sở ở xã Yên Định về. Tuy vậy, dây chuyền cũ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, phải sửa chữa nhiều, ông Ngơi quyết định sử dụng nguồn vốn gia đình tích lũy sau hàng chục năm trồng rừng, chăn nuôi. Ông dành diện tích xây dựng nhà xưởng, đầu tư mua máy móc, thiết bị, huy động người thân, hàng xóm cùng tham gia mô hình... 

Xã giúp đỡ bằng cách tổ chức cho bà con đi học nghề làm miến ở Hà Nội, Quảng Ninh; mời những người có kinh nghiệm về truyền nghề. Đến nay, cơ sở này đã cho sản phẩm miến dong sản xuất từ nguyên liệu tại chỗ. Ông Ngơi nói: “Gia đình tôi đầu tư hơn 700 triệu đồng, công suất có thể lên 800 kg thành phẩm/ngày. Sắp tới tôi có ý định xúc tiến thành lập hợp tác xã để tạo thêm việc làm cho bà con, mang sản phẩm đặc trưng ra thị trường”.

Trao đổi với Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tuấn Đạo Nguyễn Hồng Phương được biết, xã có quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu trồng dong riềng lên khoảng 15 ha, giúp cơ sở sản xuất ổn định. Đồng thời phối hợp với các phòng chức năng của huyện, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết những vướng mắc, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thành lập mô hình hợp tác xã sản xuất miến dong và nhãn mác, bao bì... tạo ra sản phẩm mới mang hương vị riêng.

Thời gian tới, Ban Dân vận Huyện ủy tiếp tục tham mưu đẩy mạnh thực hiện đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Tập trung xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước.

Ở tổ dân phố 4, thị trấn An Châu, gia đình ông Lê Văn Đức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ông Đức đau ốm, mất sức lao động, một mình nuôi con trai bị tâm thần. Chia sẻ vất vả đó, Chi bộ, tổ dân phố đã đứng ra vận động người dân tham gia giúp đỡ. 

Bí thư Chi bộ tổ dân phố 4 Hoàng Thị Dung cho biết, 100% gia đình ủng hộ việc làm này, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hơn 42 triệu đồng. Cùng với nguồn hỗ trợ 30 triệu đồng của Ủy ban MTTQ huyện, bà con đã xây dựng cho ông Đức căn nhà mới, thay thế “túp lều” trước đây.

Trên đây là hai trong nhiều mô hình "Dân vận khéo" ở huyện vùng cao Sơn Động đã và đang phát huy hiệu quả. Được biết thời gian qua, Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết chuyên đề và kế hoạch để lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác dân vận. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Dân vận Huyện ủy và khối dân vận các xã, thị trấn, tổ dân vận thôn, tổ dân phố... 

Chỉ đạo xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hơn 300 mô hình “Dân vận khéo” và các đảng bộ “Dân vận khéo” cấp xã, tham gia xây dựng nông thôn mới. Điểm nhấn là hệ thống dân vận vào cuộc vận động, tuyên truyền bà con bảo vệ môi trường, thu gom, phân loại và xử lý rác thải.

Đồng chí Hoàng Duy San, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện khẳng định: Công tác dân vận đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, vận động nhân dân thi đua thực hiện phát triển KT-XH. Bằng những cách làm đa dạng, sáng tạo, các mô hình xuất hiện trên các lĩnh vực như: Phát triển kinh tế rừng ở xã Dương Hưu, Long Sơn, Hữu Sản; giữ gìn bản sắc văn hóa ở xã An Lạc; tham gia xây dựng chính quyền, giúp đỡ gia đình hoàn cảnh khó khăn xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh - quốc phòng, hiến đất, cây trồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã An Bá, Vĩnh An... 

Thời gian tới, Ban Dân vận Huyện ủy tiếp tục tham mưu đẩy mạnh thực hiện đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Tập trung xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước.

Quốc Phương
Đời sống mới ở thôn Tân Phượng
(BGĐT) - Trong những năm qua, người dân thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) chú trọng tập luyện thể dục thể thao (TDTT) để tăng cường sức khoẻ, quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, từ đó tạo sự gắn kết trong cộng đồng. 
Nông thôn mới, đời sống mới: Kỳ 2- Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
(BGĐT) - 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), làng quê Bắc Giang thay đổi từng ngày, từ hạ tầng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả giữa các vùng lại không đồng đều, một số tiêu chí đạt được thiếu bền vững. Thực tế đó đòi hỏi có những giải pháp hữu hiệu với phương châm xây dựng NTM thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc. 
Nông thôn mới, đời sống mới: Kỳ 1- Những miền quê đáng sống
(BGĐT) - Xây dựng NTM, đời sống người dân được cải thiện; những tuyến đường rộng rãi được bê tông hóa bao quanh khu dân cư, triền đồi, vườn ruộng cây trái sum suê; những ngôi nhà kiên cố, khang trang chốn thôn quê mọc lên san sát… cho thấy nông thôn Bắc Giang đã mang diện mạo mới. Không ít người cao niên đã phải “thốt” lên bởi sự trù phú, giàu đẹp của làng quê hôm nay. 
Đời sống mới ở vùng đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Sau 3 năm Bắc Giang thực hiện các chương trình, chính sách đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhất tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực này có đổi thay đáng kể, nhiều công trình mới được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Góp sức dựng xây đời sống mới
(BGĐT) - Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, cấp ủy, chính quyền huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. 
Đồng thuận xây dựng đời sống mới
(BGĐT) - Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận cùng xây dựng cuộc sống mới.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...