Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sơn Động >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sơn Động: Ứng dụng khoa học tạo sức bật cho nông nghiệp

Cập nhật: 08:39 ngày 25/06/2022
(BGĐT) - Với đặc thù huyện vùng cao, trình độ canh tác của người dân còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Trước thực trạng trên, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tập trung chỉ đạo hướng dẫn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất để mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Những người tiên phong

Là người gắn bó với sản xuất nông nghiệp song gia đình anh Trần Văn Tầng (SN 1975), dân tộc Sán Dìu ở thôn Vá, xã An Bá cũng chỉ đủ ăn. Năm 2020, qua một người cháu đang làm việc ở nước ngoài, anh Tầng biết đến cây nho Hạ Đen nên quyết định vay ngân hàng, bạn bè gần 500 triệu đồng lắp đặt hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới tiêu tự động trồng giống cây này. 

{keywords}

Anh Trần Văn Tầng (bên trái) giới thiệu kỹ thuật trồng nho Hạ Đen.

Ban đầu trên diện tích hơn 1 nghìn m2 đất nông nghiệp, anh trồng 600 gốc và được người thân hướng dẫn kỹ thuật trực tuyến qua điện thoại. Toàn bộ giống, công nghệ tưới cũng được mua từ Nhật Bản. Thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, anh tiếp tục làm nhà màng để trồng thêm 1,4 nghìn gốc. Sau hơn 1 năm trồng, hiện vườn nho của gia đình đã cho thu hoạch lứa đầu với sản lượng khoảng 1,3 tấn. 

Theo anh Tầng, nhờ chất lượng quả ngon lại là giống cây mới nên toàn bộ nho được thương nhân, người dân đến tận vườn thu mua với giá 170 nghìn đồng/kg. “Tại các vườn nho khác, người dân thường làm mái vòm để trồng nhưng tôi đầu tư nhà lưới vừa để chắn mưa, nắng vừa phòng ngừa sâu bệnh. Thay vì tưới nhỏ giọt vào gốc, tôi áp dụng công nghệ tưới tản đều khắp luống nhằm bảo đảm độ ẩm cho đất lại không bị ũng nước. Lượng nước cũng như thời gian tưới được cài đặt, điều chỉnh thông qua bộ điều khiển”, anh Tầng nói.

Cùng với tập trung phát triển kinh tế rừng, những năm qua huyện quan tâm đầu tư, hướng dẫn người dân trồng, khai thác hiệu quả hơn 7,7 nghìn ha diện tích gieo trồng cây hàng năm. Địa phương hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. 

Để giữ được hương vị chè Bát Tiên, người dân ở thị trấn Tây Yên Tử trang bị máy sao, vò chè và thùng sấy hiện đại, vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Tương tự, nhiều hộ dân ở xã Đại Sơn cũng quan tâm trồng vải thiều, táo theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng, giá trị từ loại cây trồng này.

Nâng hiệu quả sản xuất

Thời gian qua, UBND huyện dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân đầu tư, ứng dụng KH&CN vào canh tác, đưa những giống mới vào sản xuất. Tuy nhiên, qua đánh giá, trình độ, kỹ thuật canh tác còn hạn chế, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp có nhưng ít, chỉ mang tính thời vụ, chưa bền vững... 

Khắc phục những hạn chế này, từng bước đưa KH&CN chắp cánh cho nông nghiệp của huyện, Sở KH&CN đang thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia về điều tra, định danh cây dược liệu vùng Tây Yên Tử, dự kiến sẽ có những đánh giá cụ thể vào cuối năm. Khi đó sẽ có căn cứ, cơ sở để công bố giống đặc trưng của địa phương, làm tiền đề phát triển vùng sản xuất dược liệu.

Huyện đang phối hợp triển khai nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ phát triển cây chanh leo tạo vùng nguyên liệu với liên kết sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; phát triển mô hình thâm canh giổi ăn hạt theo hướng lấy hạt kết hợp cung cấp gỗ lớn...

Để chủ động đưa KH&CN vào sản xuất, UBND huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà trường nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN trong sản xuất. 

Cụ thể, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển cây chanh leo tạo vùng nguyên liệu gắn với liên kết sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; phát triển mô hình thâm canh giổi ăn hạt theo hướng lấy hạt kết hợp cung cấp gỗ lớn... 

Ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động cho biết: “Thời gian qua, mỗi năm, huyện có hơn 1 nghìn hộ thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5-6%/năm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, huyện quan tâm nghiên cứu, tìm ra những giống cây mới phù hợp với địa bàn và giá trị cao. Các đề tài, nhiệm vụ được thực hiện, kết quả tốt sẽ tạo sức bật cho nông nghiệp của huyện, từ đó cải thiện đời sống người dân, từng bước thoát nghèo bền vững”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Đưa hoạt động chế biến gỗ ở huyện Sơn Động vào nền nếp
(BGĐT) - Với gần 67 nghìn ha rừng, trong đó gần 50% là rừng trồng, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở không chấp hành các quy định, nhất là bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
Sơn Động: Đưa sản phẩm OCOP đến với du khách
(BGĐT) - Cùng với thu hút đầu tư vào du lịch, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có nhiều chính sách định hướng, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP gắn với các di tích. Hướng đi này không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Nông dân Sơn Động thu lãi gần 3 triệu đồng/sào khoai tây muộn
(BGĐT) - Thời điểm này, nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) đang tập trung thu hoạch khoai tây muộn. Nhờ liên kết sản xuất nên sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, nông dân thu lãi gần 3 triệu đồng/sào.
Huyện Sơn Động cần khai thác lợi thế, lựa chọn cây, con chủ lực để phát triển
(BGĐT) - Ngày 8/2, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại huyện Sơn Động. Cùng đi có đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...