Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chủ động phòng chống dịch cúm A(H7N9)

Cập nhật: 09:07 ngày 17/02/2017
(BGĐT) - Ngày 16-2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10-2016 tới nay, tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 340 trường hợp mắc chỉ trong gần 2 tháng đầu năm 2017.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Các trường hợp mắc ở người hiện được ghi nhận tại 13 tỉnh, TP của Trung Quốc. Các bệnh nhân hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. 

Cục Y tế dự phòng nêu rõ, đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên, nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nơi đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9). Bên cạnh đó, việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nội địa vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Chính vì vậy, Việt Nam có nguy cơ xâm nhập vi rút cúm A(H7N9) từ vùng có dịch.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A(H7N9), người dân không nên ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. 

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không giết mổ và sử dụng; thông báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị thú y trên địa bàn...

                                    TS

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...