Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh báo bệnh viêm não “rục rịch” vào mùa

Cập nhật: 20:30 ngày 16/06/2017
Tại các bệnh viện đã xuất hiện rải rác ca mắc viêm não do virus nhưng chưa đột biến. Tuy nhiên, bệnh viêm não có thể tăng mạnh thời gian tới khi các chuyên gia dự báo tháng 6 và 7 là mùa của bệnh viêm não.

{keywords}

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm này đã xuất hiện rải rác một số ca viêm não. TS Nguyễn Tiến Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm - cho biết, thời gian gần đây khoa đã tiếp nhận rải rác các ca bệnh được chuẩn đoán viêm màng não, viêm não. Tuy bệnh nhân xuất hiện rải rác, chưa có sự đột biến nhưng bệnh viêm não khá nguy hiểm không thể coi nhẹ. Bệnh có biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt cao khác (viêm đường hô hấp, sốt virus thông thường) nên trẻ không được gia đình đưa đến viện kịp thời.

Đơn cử, Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho bệnh nhân 10 tuổi ở tỉnh Hưng Yên khi mới phát bệnh gia đình không nghĩ tới viêm não. Bệnh tình diễn biến nhanh nên khi bệnh nhân vào viện đã rơi vào trạng thái hôn mê. Qua xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản B. Sau gần nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã tỉnh nhưng chưa thể vận động, nói chuyện được.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc viêm não do virus, trong đó, gần 10% là viêm não Nhật Bản. Lứa tuổi mắc chủ yếu là 1-10 tuổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Khoa Cấp cứu – hồi sức, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm. Thời điểm này, số bệnh nhân nhập viện do viêm não vẫn có nhưng chưa tăng mạnh. Tuy nhiên, mùa của dịch viêm não đang vào, dự kiến số lượng bệnh thường tăng cao vào cuối tháng 6, 7 tới. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc, với gần 60% ca mắc của cả nước. Viêm não do virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, trong đó có virus viêm não Nhật Bản. Các căn nguyên gây viêm não là virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, virus đường ruột (như EV71 gây bệnh tay chân miệng)...

Cũng theo TS Nguyễn Tiến Lâm, trẻ dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc viêm não cao. Bệnh viêm não có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nếu phát hiện sớm, chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém… Với virus gây viêm não Nhật Bản, trẻ cần được tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch với 3 liều cơ bản: Mũi một lúc trẻ được một tuổi; mũi 2 sau mũi một từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 một năm. Sau đó 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...