Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cách theo dõi, chăm sóc trẻ bị ho gà

Cập nhật: 14:30 ngày 19/12/2017
Bệnh ho gà có thể diễn biến nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, với những trẻ mắc ho gà thể nhẹ, cơn ho ít vẫn có thể điều trị theo hướng dẫn và chăm sóc trẻ tại nhà.
{keywords}

Tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh ho gà cho trẻ. Ảnh: Phương Vy/TTXVN

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, là bệnh dễ có nhiều biến chứng nguy hiểm nên các cha mẹ cần biết cách nhận biết bệnh và có cách điều trị, chăm sóc phù hợp, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Theo các bác sĩ, bệnh ho gà thường có các biểu hiện như: Ban đầu trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ. Ở giai đoạn kịch phát sẽ có cơn ho kéo dài, trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà), nôn nhiều đờm, đặc quánh. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: Chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới. Ở giai đoạn hồi phục, các cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể kéo dài trong vài tuần mới hết. Ho gà ở trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng rất dễ chuyển biến nặng.

Cha mẹ cần theo dõi khi trẻ có các dấu hiệu sau là đã chuyển sang giai đoạn nặng: Trẻ ăn uống kém, nôn nhiều, xuất hiện các cơn ngừng thở kéo dài, co giật, viêm phổi… cần phải cho trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, với trẻ bị bệnh ho gà thể nhẹ với các biểu hiện như: Số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt… những trường hợp này cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà.

Chăm sóc trẻ tại nhà cần lưu ý:

- Bảo đảm môi trường sống tránh chất kích thích như: khói thuốc lá, bụi, hóa chất.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh kích thích.

- Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.

- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Sau mỗi cơn ho vệ sinh sạch đờm ở miệng của trẻ, dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%. Với trẻ lớn cần phải vệ sinh răng miệng và cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh

- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.

Khi trẻ ho có kèm các dấu hiệu nặng thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Theo Tin tức

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...