Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm về quản lý trang thiết bị y tế

Cập nhật: 15:49 ngày 13/05/2018
Để kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thiết bị y tế của doanh nghiệp, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, Bộ Y tế đang đề xuất tăng cường hậu kiểm trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. 
{keywords}

Bệnh viện E đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ chẩn đoán điều trị.

Nếu như trước kia thực hiện tiền kiểm khiến thời gian lưu kho lâu, nay đẩy mạnh hậu kiểm sẽ giải phóng thời gian cho doanh nghiệp đưa vào sử dụng kiểm tra chất lượng tại đơn vị sử dụng.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như vậy.

“Việc hậu kiểm sẽ được trung tâm kiểm chuẩn thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này còn yếu phải tiếp tục được đẩy mạnh. Bản thân bệnh viện khi đấu thầu, mua sắm cũng cần có trách nhiệm kiểm tra và hậu kiểm khi đã lắp đặt, sử dụng”, ông Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, Nghị định 36/2016/NĐ-CP là văn bản được ban hành nhằm thống nhất hầu như toàn bộ các vấn đề liên quan đến thiết bị y tế từ khâu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, lưu hành, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, mua bán, kiểm định, xuất khẩu, nhập khẩu...

Do vậy, thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi cho công tác xử lý, theo dõi và quản lý thông tin hồ sơ, các doanh nghiệp do toàn bộ công việc được xử lý trên phần mềm hệ thống trực tuyến và theo mức độ 4 về công nghệ thông tin.

Đánh giá sau 2 năm thực hiện Nghị định, Bộ Y tế đang đề xuất bãi bỏ, sửa đổi nhiều điều kiện liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời quản lý thúc đẩy sản xuất trong nước, hài hòa hội nhập quốc tế để tăng cường kiểm soát chất lượng.

Theo Vietnamplus

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...