Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nobel y học 2018 về đột phá điều trị ung thư: Bệnh nhân nào có thể điều trị bằng phương pháp này?

Cập nhật: 20:36 ngày 08/10/2018
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) đã giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018, công bố hôm 1-10 đang được đông đảo bệnh nhân quan tâm.

Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết: Giải Nobel Y học năm 2018 là các công trình nghiên cứu mở đường trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch ức chế chốt kiểm. Lần đầu tiên nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư đạt giải Nobel.

{keywords}

GS Nguyễn Chấn Hùng. 

Allison dày công nghiên cứu chốt kiểm CTLA-4. Ông cùng vài nhà khoa học nhận thấy CTLA-4 hành xử hóa giải hoạt động của tế bào T (tế bào miễn dịch mạnh), giúp các tế bào ung thư vuột khỏi hệ miễn dịch để phát triển. Ông cũng cho rằng các nhà khoa học đã kiên trì chiến lược ức chế chốt kiểm miễn dịch, đề xuất chế tạo thuốc ức chế chốt kiểm này. Năm 2011, Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) - FDA nhận thuốc ức chế chốt kiểm đầu tiên điều trị bệnh ung thư da hắc tố hay là mêlanôm.

Chốt kiểm miễn dịch PD-1, ở trên mặt tế bào ung thư được Tasuku Honjo tìm ra vào năm 2000. Sau đó, các nhà nghiên cứu và các công ty bắt tay điều chế được những loại kháng thể đơn dòng ức chế các chốt kiểm để trị ung thư: Các thuốc nivolumab và pembrolizumab (giúp trị tốt bệnh ung thư của nguyên Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter).

Sau này người ta tìm ra chốt kiểm đặt tên là PD-L1 và chế tạo các thuốc chống chốt kiểm. Đến nay, đã có thuốc ức chế chốt kiểm trị ung thư phổi mêlanôm, ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư hạch... 

"Đây là tiến bộ mang tính đột phá khoa học nóng hổi trong điều trị một số loại ung thư. Liệu pháp miễn dịch ung thư đã được thế giới xác nhận. Tuy nhiên, người bệnh cần phải biết về liệu pháp này để không lạc quan quá mức"- GS Hùng khẳng định.

Liệu pháp miễn dịch thêm niềm hy vọng cho một số người bệnh. Các bác sĩ đã chứng kiến những khối bướu đe dọa mạng sống dần dần tan biến và một số bệnh nhân tuyệt vọng lại hồi phục lâu dài. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng được như thế. Chỉ có khoảng 15-20% số người bệnh được hưởng lợi từ liệu pháp miễn dịch. Các thầy thuốc và các nhà nghiên cứu còn chưa biết tại sao.

GS Nguyễn Chấn Hùng lưu ý phương pháp này không thể sử dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư.

Theo GS Chấn Hùng, liệu pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư không thể điều trị, giai đoạn cuối, di căn. Bởi những bệnh ở giai đoạn sớm, các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị liệu đã có thể phát huy tác dụng rất cao. Ngoài ra, thuốc chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch, không phải ai cũng có thể dùng.

"Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch", giáo sư Hùng nói.

Bên cạnh đó, hai bệnh nhân tình trạng giống nhau, nhưng hiệu quả sẽ không tương đồng. Hiện nay, kết quả điều trị lâm sàng cho thấy không phải bệnh nhân nào có chốt kiểm miễn dịch khi dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng đều hiệu quả. Thực tế, khoảng 20% bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch có kết quả tốt.

Giải Nobel Y sinh 2018 thuộc về hai nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản
Chiều 1-10 (theo giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel của Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển  đã công bố giải Nobel Y sinh năm 2018 thuộc về hai nhà khoa học James P Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật Bản) về liệu pháp chữa ung thư bằng cách giúp cơ thể tự đào thải tế bào ung thư. Liệu pháp này bước đầu chứng minh có hiệu quả và có khả năng cứu sống được các bệnh nhân ung thư.
 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...