Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hút thuốc lá ảnh hưởng lâu dài đến ADN

Cập nhật: 15:01 ngày 12/10/2018
(BGĐT) - Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cardiovascular Genetics (Mỹ), các nhà khoa học tại Chi nhánh Dịch tễ học của Viện Khoa học sức khỏe môi trường Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng hầu hết các gen đều có khả năng "phục hồi" trong vòng 5 năm kể từ sau khi người hút thuốc lá đã cai thuốc. 

Kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích mẫu máu của gần 16 nghìn đối tượng tham gia 16 nghiên cứu được thực hiện trong thời gian trước đây. 

TS Stephanie London - Phó Giám đốc Chi nhánh Dịch tễ học, đồng thời là tác giả nghiên cứu cho biết: “Phát hiện mới cho thấy tác động về lâu dài của việc hút thuốc lá". Mặc dù vậy, London và các cộng sự cũng nhận ra rằng ở cơ thể những người thậm chí đã cai thuốc được 30 năm vẫn còn tồn tại một số biến đổi di truyền. 

Nhóm nghiên cứu quyết định tập trung nghiên cứu quá trình methyl hóa ADN vốn được coi là những biến đổi di truyền không có khả năng làm thay đổi trình tự ADN nhưng có thể điều chỉnh mức độ biểu hiện của gen.

{keywords}

Hãy bỏ thuốc lá để không ảnh hưởng đến cấu trúc gen trong cơ thể.

Hút thuốc lá được biết đến là nguyên nhân gây nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, thậm chí là gây tử vong như: Ung thư, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo thống kê, mỗi năm trên toàn thế giới có gần 6 triệu người chết do mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Ngay cả khi đã bỏ hút thuốc lá được hàng chục năm thì nguy cơ mắc bệnh ở những người đã từng hút thuốc vẫn có khả năng xảy ra. Quá trình methyl hóa ADN được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ra khả năng này.

TS London cho biết: “Việc xác định những biến đổi trên AND do ảnh hưởng của thói quen hút thuốc lá sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn lịch sử hay khoảng thời gian bệnh nhân đã từng hút thuốc. Bên cạnh đó, phát hiện mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định những tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của một người trong khoảng thời gian người đó hút thuốc. Đồng thời, từ phát hiện này, các nhà khoa học có thể phát triển phương pháp mới tiềm năng trong điều trị tình trạng methyl hóa ADN”.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn nhấn mạnh thông điệp: Thuốc lá mang lại những tác hại rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đối với cấu trúc gen trong cơ thể con người. Vì vậy, nếu bạn hút thuốc, bạn sẽ trực tiếp góp phần làm biến đổi cấu trúc di truyền trong chính cơ thể bạn.

Minh Thu (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...