Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tràn lan quà vặt cổng trường

Cập nhật: 08:48 ngày 02/11/2018
(BGĐT)- "Mẹ ơi cho con xin 5 nghìn"; "5 nghìn để làm gì?"; "Dạ, con mua gói mực khô ăn liền"; "Mực gì mà có 5 nghìn, toàn đồ linh tinh, không mua"... Cuộc nói chuyện của hai mẹ con khiến tôi chú ý đến chuyện học sinh ăn quà vặt tại nhiều cổng trường, nhất là trên địa bàn TP Bắc Giang. 

Nguy cơ gây hại sức khỏe

Giờ tan học buổi chiều, con ngõ nhỏ khu phố Cô Bắc (TP Bắc Giang) nơi tập trung 3 trường học (Mầm non New World Trần Luận; Tiểu học, THCS Lê Lợi) trở nên ồn ào, náo nhiệt. Đây cũng là thời điểm các hàng quán quanh khu vực cổng trường hoạt động nhộn nhịp. Các loại bánh kẹo gói sẵn có màu sắc bắt mắt như: Mì que cay, bim bim, ô mai, trứng khủng long, kẹo bông xôi… giá chỉ từ 5 đến 10 nghìn đồng lại có thêm quà khuyến mại là các đồ chơi nên càng thu hút trẻ em. 

Đơn cử như món kẹo nổ có xuất xứ từ Trung Quốc, khi ăn không chỉ cảm nhận vị ngọt mà còn có cả những tiếng nổ lốp đốp trong miệng khiến trẻ nhỏ rất thích thú. Đối với những thực phẩm là đồ ăn vặt được các chủ quán hàng xe đẩy chế biến tại chỗ như: Xúc xích, viên cá chiên, bánh cay 7 màu... cũng đắt hàng không kém.

{keywords}

Hàng quán quanh khu vực cổng trường luôn thu hút các thực khách nhí.  

            Ảnh chụp gần khu vực cổng Trường Tiểu học Lê Lợi  (TP Bắc Giang).

Quan sát thấy phần lớn đồ ăn, thức uống bày bán tại một số cổng trường trên địa bàn TP đều có đặc điểm chung là màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ được chế biến ngay bên lề đường. Nhiều sản phẩm không in thông tin đầy đủ như: Xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần. Thêm vào đó, những sản phẩm là các đồ ăn chiên, rán được sơ chế rồi cho ngay vào túi ni lông, hộp xốp càng tăng tính độc hại của món ăn.

Trung bình mỗi ngày, chị Lê Thị Phú, người bán đồ ăn vặt tại khu vực cổng Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) bán khoảng 150 chiếc nem chua và xúc xích rán, tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc của những sản phẩm này, chị biện minh: “Người giao hàng mang đến tận nơi nên tôi cũng không rõ ở cơ sở nào sản xuất".

Khó kiểm soát

Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng lâu nay các hàng quán bày bán đồ ăn vặt ở cổng trường vẫn tồn tại, nguyên nhân một phần cũng từ phía phụ huynh học sinh. Nhiều cha, mẹ dễ chiều lòng khi con đòi ăn và suy nghĩ ăn ít thì không ảnh hưởng tới sức khỏe nên vẫn mua hoặc cho tiền để con tự mua. Chị Nguyễn Thị Hòa, một phụ huynh ở Trường Tiểu học Trần Phú (TP Bắc Giang) bày tỏ: “Sáng nào trước khi cháu đi học, tôi cũng cho con vài nghìn đồng tiêu vặt. Nhưng cháu mua gì, ăn gì thì không kiểm soát được, tôi chỉ biết nhắc nhở con không nên ăn nhiều đồ ăn ở cổng trường”.

Được biết, để bảo đảm sức khỏe học sinh, hằng năm, Phòng GD&ĐT TP đều yêu cầu các trường học thường xuyên nhắc nhở học sinh không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Một số trường còn gắn biển “cấm bán hàng”, hạn chế học sinh ra ngoài vào giờ ra chơi. Tuy nhiên, do các hàng quán di động này nằm ngoài khuôn viên nhà trường, thời gian bán chủ yếu lúc tan học nên rất khó kiểm soát. Qua thống kê, rà soát của Phòng Y tế TP Bắc Giang, trên địa bàn TP có hơn 320 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Theo phân cấp, UBND xã, phường, thị trấn có ban chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) do Phó Chủ tịch làm trưởng ban, phó ban là trạm trưởng trạm y tế cùng một số thành viên khác.

Ông Lê Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) nói: “Khó khăn lớn nhất là các thành viên của ban đều hoạt động kiêm nhiệm, việc kiểm tra chủ yếu bằng cảm quan do không có thiết bị chuyên dụng. Hiện phường mới chỉ quản lý được những hộ kinh doanh thực phẩm có địa chỉ cửa hàng cố định, với những quầy hàng rong di động ở cổng trường thì chưa xử lý được trường hợp nào vi phạm liên quan đến vệ sinh thực phẩm”.

Để giảm nguy cơ mất ATVSTP từ những món quà vặt trước cổng trường học, thiết nghĩ các nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh biết rõ những tác hại và nguy cơ có thể gây ngộ độc từ đồ ăn không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành từ cấp TP đến các phường, xã trong phát hiện, xử lý với những trường hợp kinh doanh thực phẩm không bảo đảm các điều kiện về ATVSTP.

Phụ huynh tố Trường Mầm non Nam Dương (Lục Ngạn) sử dụng thực phẩm ôi nấu ăn cho trẻ
(BGĐT) - Ngày 1-11, một số phụ huynh có con học tại khu lẻ thôn Lâm, Trường Mầm non Nam Dương (Lục Ngạn) bức xúc phản ánh với Báo Bắc Giang việc bếp ăn tại đây sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng để nấu ăn cho trẻ.
 
Nắm chắc quy định để thực thi hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
(BGĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh Bắc Giang tại buổi tập huấn do Sở Y tế tổ chức ngày 29 -10 về Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4-9-2018 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP).

 
Xử phạt Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 30 triệu đồng vì vụ ngộ độc thực phẩm tập thể
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) khiến 352 học sinh phải nhập viện, mới đây, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với nhà trường.
 
Nguy cơ mất vệ sinh thực phẩm ở hàng quán cổng trường
(BGĐT) - Sáng thứ Sáu tuần trước, cháu nội tôi học Trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) ăn sáng trước cổng trường. Khoảng hơn nửa giờ sau, cháu liên tục nôn, đau bụng đi ngoài, phải nhập viện.
 
An toàn từ cổng trường
(BGĐT) - Trường Tiểu học Đồng Lạc, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có hơn 250 học sinh, trong đó khoảng 70% được bố mẹ đưa đón bằng xe máy đến trường. 
 

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...