Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam cam kết giảm 10% số người sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030

Cập nhật: 16:54 ngày 08/11/2018
Ngày 8-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), Quỹ HealthBridge Canada tại Việt Nam, Liên minh chính sách rượu bia toàn cầu (GAPA) cùng đông đảo các đại biểu đã tham dự Hội thảo.

Tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), hiện nay, mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít (năm 2016). Đặc biệt là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên).

{keywords}

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang (Bộ Y tế) phát biểu.

Trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 đã được lãnh đạo của 154 quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) thông qua trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Việt Nam cam kết đặt mục tiêu giảm 20-25% số người tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất đến năm 2030; mục tiêu giảm 10% số người sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030. Tuy nhiên, theo ông Quang, nếu không có hành lang pháp lý đủ mạnh để can thiệp nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia, Việt Nam khó đạt được 2 mục tiêu trên.

Khuyến nghị của các tổ chức quốc tế đối với dự thảo Luật

Trong 3 tháng kể từ khi Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được lấy ý kiến rộng rãi, đã có 10 thư kiến nghị, góp ý của 6 tổ chức trong nước và quốc tế (như Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc, Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu, Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe, Liên minh vì nếp sống lành mạnh IOGT, Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam) gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Việt Nam.

Các kiến nghị, góp ý đều kêu gọi chính phủ thực thi các chính sách phòng, chống tác hại rượu bia hiệu quả được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo; bảo đảm tính khoa học, khách quan và luôn đặt lợi ích bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển bền vững đất nước lên ưu tiên hàng đầu trong xây dựng luật.

Các tổ chức quốc tế đề nghị giữ tên Luật như đề xuất của Chính phủ: “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” vì các lý do sau: Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia. Mục tiêu của Luật là điều chỉnh, phòng ngừa mặt tác hại do sử dụng rượu bia, vì vậy quy định các biện pháp phòng, chống tác hại liên quan đến giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Thay đổi sang các tên khác như Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia làm chệch mục tiêu và đối tượng tiếp cận, phá vỡ kết cấu khoa học của các chiến lược cần có trong nội dung dự luật.

Về mục tiêu kiểm soát, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, các tổ chức quốc tế cho rằng: Các chính sách phòng chống tác hại rượu bia hiệu quả, tốt nhất cần được củng cố trong dự thảo Luật, cụ thể là quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại tài trợ, quy định hạn chế tính có sẵn của mặt hàng rượu bia và sự tiếp cận với đối tượng dưới 18 tuổi, ngoài những quy định hiện nay được đề cập trong dự thảo, cần bổ sung hoặc điều chỉnh.

Báo động lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông
7 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do nạn nhân lạm dụng rượu bia.
 
Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiểm soát rượu bia
TS.BS Shin Young-soo, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm, trong đó, sử dụng rượu bia là yếu tố chính gây ra gánh nặng này. Vì thế, rượu bia cần được kiểm soát để giảm tỷ lệ sử dụng.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...