Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bé trai 6 tuổi suýt chết ở trường vì tự thít dây vào cổ

Cập nhật: 16:21 ngày 27/11/2018
Nhặt được sợi dây nhựa, bé trai cho vòng dây vào cổ và bị thắt chặt lại. Trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, tím tái, nếu chỉ chậm vài phút có thể nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ chuyên khoa I (BSCKI) Lưu Công Chính – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết, bệnh nhân 6 tuổi (ở Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện lúc 14 giờ 30 phút ngày 26-11-2018 trong tình trạng tím tái, khó thở, vật vã kích thích. Trên cổ của bé có vết hằn đỏ và vẫn còn nguyên một dây nhựa thắt chặt vào cổ gây suy hô hấp cấp.

{keywords}

Trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, tím tái, nếu chỉ chậm vài phút có thể nguy hiểm tính mạng.

Theo lời kể của cô giáo đưa bé đi cấp cứu, trên đường đến trường, bé trai này có nhặt được một vòng dây nhựa và mang đến lớp. Sau đó, trẻ nghịch ngợm cho vòng dây vào cổ và bị thắt chặt cổ. Quá hoảng loạn, trẻ càng cố kéo dây ra thì vòng dây càng thắt chặt hơn gây nên tình trạng khó thở, tím tái và phải nhập viện sau đó.

Khi đến Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí cắt đứt chiếc dây nhựa, giải phóng đường thở và cho trẻ thở oxy. Bệnh nhân dần ổn định và ra viện ngay trong ngày hôm qua 26-11.

Theo BSCKI Lưu Công Chính, đặc điểm của vòng dây nhựa này là càng kéo càng thắt chặt, không thể nới lỏng và rất khó cắt dây. Với tình huống trẻ bị loại dây này thắt ở cổ thì người xung quanh cần bình tĩnh, tránh hốt hoảng và bằng mọi cách nhanh chóng cắt đứt dây. Đáng chú ý là loại dây thít nhựa này có một cái lẫy nhỏ nhưng trong tình huống khẩn cấp không nên loay hoay tìm lẫy để tháo ra mà nên dùng kéo cắt dây.

“Cách cắt dây là cắt dây ở phía sau gáy nạn nhân vì đó là phần có “nền cứng” là cột sống cổ. Không nên cắt ở vùng trước cổ do vùng này có nhiều mạch máu thần kinh dễ gây hẹp khí quản, nạn nhân khó thở hơn”- BS Chính nói.

Theo các BS, tắc đường thở là tai nạn mà trẻ nhỏ rất dễ gặp phải. Nhưng không ít trường hợp, do cha mẹ không biết cách xử lý kịp thời đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

BS Phùng Nam Lâm - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết: Có rất nhiều trẻ đến Bệnh viện cấp cứu do bị dị vật gây ngạt thở: Hóc xương, hạt na, đồng xu, cúc áo...; sặc thức ăn, sữa, phấn rôm...; bị dây thun, dây dù thít cổ...

Nếu không được cấp cứu kịp thời thì chỉ sau 3 phút nghẹt thở, trẻ sẽ bị di chứng não suốt đời. Nghiêm trọng hơn, chỉ 5 phút sau khi nghẽn đường thở, trẻ sẽ bị tử vong.

Xử trí khi trẻ không may bị hóc dị vật
Các bác sĩ chia sẻ, trường hợp bé trai 2 tuổi sống thực vật vì hóc nhãn; em bé hóc chôm chôm ngừng thở, ngừng tim trong 10 phút, tổn thương não nặng nề là vô cùng đáng tiếc. Bởi hóc dị vật gặp khá nhiều, xử trí cũng không khó và sẽ cứu sống trẻ, cứu trẻ khỏi nguy cơ tổn thương não nếu biết cách sơ cứu đúng.
 
Bác sĩ có đôi tay vàng, gắp thành công hơn 1 nghìn ca hóc dị vật
Với người dân Bắc Ninh, Bắc Giang và vùng lân cận, khi gặp vấn đề về hóc dị vật, người đầu tiên họ tìm đến là Đại tá, PGS. TS Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110. Nhiều người nói anh là bác sĩ có bàn tay vàng gắp dị vật, gắp thành công những ca dị vật hy hữu, mang lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc và sức khoẻ cho nhiều người không may bị hóc dị vật.
 
Xử lý nhanh khi trẻ bị hóc dị vật
(BGĐT) - Thời gian qua, các cơ sở y tế tiếp nhận khá nhiều trẻ nhỏ bị hóc dị vật đường thở. Đây là tình huống cấp cứu đòi hỏi phải xử trí nhanh để mang lại cơ hội sống cho con trẻ- bác sĩ Phạm Tùng Sơn, Trưởng Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cảnh báo.
 
Xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở
(BGĐT)-Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái chết ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ bị dị vật đường thở vẫn có cơ hội cứu sống.
 
Theo Tiền Phong
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...