Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lần đầu tiên tại Việt Nam ghép thành công thận cho trẻ từ người chết não

Cập nhật: 15:12 ngày 24/12/2018
Ngày 24-12, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phối hợp với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiến hành ghép thận thành công cho một bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho chết não. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một trẻ em nhận được nguồn thận hiến từ người cho chết não.

Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ngày 9-12-2018, nhận được tin báo từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã khẩn trương triển khai những bước cần thiết đúng theo quy định. Bệnh viện đã gọi gia đình bệnh nhi có tên trong danh sách chờ ghép nhanh chóng đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm hòa hợp miễn dịch với người hiến tạng.

Sau khi xét nghiệm, Bệnh viện Nhi đồng 2 chọn được bệnh nhi có các chỉ số tương thích để ghép quả thận này là Đinh Viết Huy, 15 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng. Bệnh nhi bị suy thận mạn giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo từ tháng 10-2017.

{keywords}

Ca phẫu thuật ghép thận diễn ra vào 21 giờ cùng ngày và đến 3 giờ ngày 13-12 hoàn tất.

16 giờ ngày 12-12-2018, thận hiến từ người cho chết não là anh D.H.Q (43 tuổi) được bảo quản an toàn, kỹ lưỡng trong thùng giữ đông chuyên dụng và vận chuyển từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) bằng đường hàng không. Ca phẫu thuật ghép thận diễn ra vào 21 giờ cùng ngày và đến 3 giờ ngày 13-12 hoàn tất.

Sau phẫu thuật, thận ghép hồng hào, được tưới máu tốt sau khi mở kẹp mạch máu và bắt đầu có nước tiểu. Do khó khăn, cách trở về địa lý, thời gian vận chuyển tạng và thời gian thiếu máu lạnh thận ghép kéo dài nên hiện tại bệnh nhân vẫn được theo dõi điều trị tích cực.

Đến ngày 24-12, tình trạng bệnh nhi đã ổn định, đi tiểu tự chủ được 4 lít một ngày, ăn uống tốt theo chế độ chuyên khoa dinh dưỡng. Bệnh nhi có thể đi học trở lại sau 6 tháng tới.

Chia sẻ về niềm vui khi con trai được cứu sống, chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ bệnh nhi Đinh Viết Huy) xúc động cho biết, gia đình chị vô cùng biết ơn nghĩa cử cao đẹp của người hiến thận và gia đình người hiến thận. “Chúng tôi coi gia đình người hiến thận là gia đình thứ 2, coi người hiến thận là người anh của con trai tôi bởi đã mang đến cho con tôi một cuộc sống khác với cuộc sống bệnh tật trước đây”, chị Nguyễn Thị Tâm nói.

Giáo sư Trần Đông A, cố vấn ghép tạng của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mặc dù 15 tuổi nhưng thể trạng của bệnh nhi tương đương người trưởng thành, hoàn toàn phù hợp với quả thận hiến. Đây cũng là lần đầu tiên một trẻ em được nhận nguồn tạng hiến từ người chết não. Điều này mở ra cơ hội cứu sống nhiều trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo bởi Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam vẫn chưa cho phép lấy tạng của trẻ em dưới 18 tuổi.

Hiến, ghép mô, tạng: Lan tỏa hành động nhân văn
(BGĐT) - Hiện nay, nhiều người tự nguyện hiến tặng mô, tạng để cứu sống người bệnh. Đó là hành động cao quý lan tỏa thành phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 
 
Kỳ tích mới: 2 ca ghép gan trẻ em thành công trong 3 ngày
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa công bố thành công 2 ca ghép gan cho trẻ em. Đây được coi là một kỳ tích mới khi 2 ca ghép này được thực hiện chỉ cách nhau 1 ngày. 
 
Lần đầu tiên thực hiện ghép giác mạc theo phương pháp phối hợp “hai trong một”
Ngày 2-8, bác sĩ Nguyễn Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, cho biết Bệnh viện vừa thực hiện thành công phẫu thuật phối hợp “hai trong một”, đó là vừa ghép giác mạc vừa lấy thủy tinh thể và đặt thủy tinh thể nhân tạo trong cùng một lần phẫu thuật. Đây là kỹ thuật khó, lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.
 
Lần đầu tiên dùng robot phẫu thuật lấy thận ghép
Chợ Rẫy trở thành bệnh viện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai lấy thận hiến trên người cho sống bằng robot phẫu thuật. Từ thành công bước đầu, Bệnh viện kỳ vọng bảo hiểm y tế sớm thanh toán cho kỹ thuật trên để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...