Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 (1955-2019): Những hy sinh thầm lặng

Cập nhật: 10:38 ngày 27/02/2019
(BGĐT)- “Bệnh nhân tâm thần là người yếu thế trong xã hội, nhiều hoàn cảnh éo le, thậm chí bị bỏ rơi, rất đáng thương. Để chữa bệnh, ngoài hiểu rõ bệnh trạng, các y bác sĩ còn cần hiểu hoàn cảnh, môi trường, điều kiện sống của bệnh nhân để tìm cách giúp đỡ, chia sẻ với họ và gia đình họ”. Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Xuân Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang nói về công việc của các y bác sĩ tại đây. 

Hỏi chuyện để khám bệnh

Nằm ở ngoại ô thành phố Bắc Giang, không gian bệnh viện xanh, sạch, yên tĩnh. Có mặt bệnh viện vào một buổi chiều đầu năm mới, chúng tôi gặp khá đông bệnh nhân và người nhà của họ đến khám bệnh, điều trị. Chỉ trong hơn 1 tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bệnh viện đã khám và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân, tăng hàng chục lần so với cùng kỳ các năm trước.

{keywords}

Phát thuốc cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Ảnh: Hoài Thu

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trung Dũng, Phụ trách Khoa Khám bệnh đã hơn 20 năm gắn bó tại đây. Công việc hằng ngày của anh là khám, tư vấn, kê đơn điều trị nội trú và ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần. Không bận rộn tất bật hay vất vả quay cuồng như đồng nghiệp ở các chuyên khoa khác song lại có những đặc thù riêng và cũng không ít va chạm. Ngay cả thời điểm hiện nay, khi nhận thức xã hội về căn bệnh này đã tích cực hơn thì tâm lý chung người dân vẫn còn rất e ngại, mặc cảm khi nhắc đến bệnh tâm thần. Để khám, phát hiện ra đúng bệnh phải tiếp xúc, hỏi bệnh rất kỹ, quan sát mọi biểu hiện cử chỉ, lời nói, ánh mắt của bệnh nhân; phải biết cách động viên để họ kể bệnh, hỏi người thân, thậm chí phải xác minh qua hàng xóm để đánh giá mức độ. “Nhiều trường hợp vào đây cứ ngồi nói chuyện với bác sĩ cả buổi rồi hỏi “Ơ, thế bác sĩ không khám cho em à?” vì không thấy bác sĩ dùng đến dụng cụ y tế nào hết”. Bác sĩ Dũng kể. 

Được thành lập cách đây gần 50 năm, Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang hiện là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng III. 10 năm trở lại đây, Bệnh viện được đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp, có cơ ngơi khá khang trang, quy mô 200 giường bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày một tốt hơn và đã hoàn thành các hạng mục công trình, tiến tới phát triển thành bệnh viện hạng II.

Lại có những trường hợp can án, kiện cáo, trốn nghĩa vụ quân sự tìm cách tiếp cận bác sĩ mong có được giấy xác nhận của bệnh viện để lách luật nhưng đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật đều không cho phép các y bác sĩ ở đây can thiệp sai lệch. Là cán bộ phụ trách khoa, anh Dũng đảm đương việc bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp trẻ cả về chuyên môn và nghiệp vụ ứng xử để bảo đảm việc tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân hiệu quả nhất, tránh tình trạng bệnh nhân bị kích động tự gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của họ và nhân viên y tế.

Cách đây một tuần, một bệnh nhân nam 60 tuổi ở phường Lê Lợi, TP Bắc Giang được người nhà đưa đến viện trong tình trạng bị kích động mạnh, không muốn nhập viện điều trị đã chửi bới, xúc phạm, thậm chí định hành hung các y, bác sĩ. Được biết, người bệnh bị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu lâu năm, hiện đang điều trị tại Khoa 3. Bác sĩ Lê Thị Ngọc, Trưởng khoa I (chuyên điều trị bệnh nhân nam) cho hay: Do tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế nữ chiếm tới 70%, nhiều ca trực chỉ toàn nữ nên khi gặp những tình huống như vậy, các chị phải nhờ người nhà của bệnh nhân giúp sức khống chế, giữ ổn định tinh thần cho người bệnh rồi mới bắt tay điều trị.

Bà Lê Thị Bình, xã Đức Thắng (Hiệp Hòa) có chồng đang điều trị tại Khoa 1 cho hay: “Chồng tôi bị mắc chứng rối loạn lo âu. Hơn chục ngày ở đây, hằng ngày y bác sĩ đều đến từng buồng bệnh nhân thăm hỏi xem ăn được, ngủ được hay không… Khi có việc cần hỗ trợ, dù đêm khuya các bác sĩ cũng có mặt kịp thời. Hiện nay sức khỏe của chồng tôi đã tiến triển tốt, dự kiến ra viện vào cuối tháng này”.

Theo bác sĩ Lê Thị Ngọc, bệnh tâm thần có nhiều thể song hay gặp nhất là kích động, trầm cảm lo âu, trầm cảm có ý muốn tự sát, trầm cảm ẩn dưới một bệnh khác, hoang tưởng... Có những thể bệnh phát theo chu kỳ hoặc theo thời tiết; bệnh tâm thần có yếu tố di truyền chiếm một tỷ lệ nhất định; cũng có thể do tổn thương não hoặc gặp những sang chấn tâm lý trước những tác động của xã hội, môi trường, chất lượng cuộc sống (thất vọng, thất bại, mất mát người thân, tài sản, mâu thuẫn gia đình…). Bệnh viện hiện đang quản lý 8.054 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tâm thần và thường xuyên có từ 130-150 bệnh nhân điều trị nội trú.

Đồng cảm và sẻ chia

Do không làm chủ được hành vi hoặc hạn chế về năng lực hành vi nên người bệnh thường có thái độ, lời nói, việc làm ảnh hưởng đến người xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Điều đáng nói là họ thường không nhận thức được bệnh, không chịu hợp tác khi được đưa đi khám và điều trị. Người mắc tâm thần ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau song gần đây bệnh nhân trẻ, bệnh nhân tâm thần do nghiện chất (ma túy, rượu), nghiện game dẫn đến ảo giác, rối loạn cảm xúc có xu hướng tăng. Do nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần còn hạn chế nên thường có thành kiến, phân biệt đối xử khiến người bệnh tìm cách giấu bệnh gây khó khăn cho công tác khám và điều trị.

Đặc thù môi trường công việc của y bác sĩ tại đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nhẹ thì bị chửi bới, xúc phạm; nặng hơn thì bị tấn công gây thương tích, rồi bệnh nhân tìm cách trốn viện. Áp lực căng thẳng nhất là khi phải chăm sóc các trường hợp muốn tự sát, bác sĩ phối hợp với người nhà bệnh nhân canh chừng bằng mọi cách. Vì vậy, trong các buồng bệnh ở đây, mọi vật dụng cứng, sắc nhọn, dây… đều không được phép xuất hiện; thậm chí chăn màn, quần áo cũng phải cất giấu thật cẩn thận phòng trường hợp bệnh nhân xé rách. Lời nói, thái độ, cử chỉ, hành vi của các thầy thuốc còn phải thật ôn tồn, nhẹ nhàng mềm mỏng nhất, đôi khi dỗ dành để tránh kích động bệnh nhân dẫn đến phản ứng xấu và khi cần cũng hết sức cương quyết. Mặc dù vậy, với các y bác sĩ ở đây, việc tay chân bị trầy xước, cơ thể bầm tím do những lần phải vật lộn với bệnh nhân nặng hoặc sơ ý bị họ tấn công là chuyện thường tình.

Giám đốc Trịnh Xuân Tuấn cho hay, đã từng có giai đoạn thu hút nhân lực về bệnh viện rất khó khăn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bệnh viện và ngành đã động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để các y sĩ đi đào tạo nâng cao trình độ. Những người gắn bó dài lâu ở đây đều là các y bác sĩ thực sự tận tâm, yêu nghề. Có những bệnh nhân vào viện thường xuyên, bác sĩ thuộc cả họ tên, địa chỉ, quê quán, gia đình người bệnh. 

Nhiều người bị bệnh bỏ nhà đi lang thang hoặc trốn viện, bác sĩ và người nhà phải đi tìm đưa về. Đưa được bệnh nhân đến viện để điều trị đã khó chứ đừng nói đến chuyện y bác sĩ khó dễ với bệnh nhân. Tâm thần là bệnh không lây nhiễm, không có dự phòng đặc hiệu. Trước xu thế gia tăng người mắc căn bệnh này trong xã hội hiện đại, ông khuyến cáo người dân cần xây dựng lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật, xây dựng gia đình hòa thuận, tránh các yếu tố gây stress trong sinh hoạt, công việc và đặc biệt cần tránh xa các chất kích thích gây nghiện như ma túy, rượu bia… Giáo dục trẻ em tính tự lập, tinh thần tập thể, có ý thức kỷ luật tốt, có khả năng thích nghi dễ dàng với thay đổi của môi trường và khó khăn nảy sinh trong cuộc sống.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 (1955- 2019), ngày 26-2, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo T.Ư do đồng chí Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang.
 
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2 (1955-2019): Bệnh viện YHCT LanQ trong lòng người bệnh
(BGĐT)- Mỗi năm Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ (gọi tắt là BV LanQ) thuộc Công ty cổ phần Y Dược LanQ (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ở trong và ngoài tỉnh. 
 
Chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho hội viên Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh
(BGĐT) - Ngày 14-9, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong y học cho hơn 100 hội viên thầy thuốc trẻ.
 
CLB thầy thuốc trẻ: Học Bác chăm lo sức khỏe cộng đồng
(BGĐT)-Với phương châm “Thầy thuốc trẻ học tập và làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”, những năm qua câu lạc bộ (CLB) thầy thuốc trẻ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều hoạt động thiết thực, phát huy sức trẻ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
 
Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
(BGĐT) - Huyện đoàn Yên Thế (Bắc Giang) vừa phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa huyện, Đảng ủy, UBND xã Tam Hiệp tổ chức chương trình Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác.

 
“Ngày hội thầy thuốc trẻ, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng”
(BGĐT) - Sáng 13-5, tại Trường THCS Hồng Thái, xã Hồng Thái (Việt Yên), Hội LHTN tỉnh Bắc Giang phối hợp Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức “Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”. 
 
CLB Thầy thuốc trẻ khám, tư vấn sức khỏe cho hơn 2 nghìn lượt người
(BGĐT)- Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tháng Thanh niên tình nguyện, từ đầu tháng 3 đến nay, Câu lạc bộ (CLB) Thầy thuốc trẻ huyện Hiệp Hòa đã khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 300 người ở xã Ngọc Sơn.
 

Kim Hiếu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...