Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Sức khỏe
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

UNICEF: Dịch sởi bùng phát toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với trẻ em

Cập nhật: 11:47 ngày 02/03/2019
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 1-3 cho biết dịch sởi bùng phát toàn cầu đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với trẻ em và cần nhiều nỗ lực cải thiện mức độ bao phủ tiêm chủng.

UNICEF cho biết 10 nước, trong đó có Ukraine, Philippines và Brazil, chiếm gần 3/4 trường hợp các ca mắc sởi gia tăng trong năm 2018. Tại Ukraine, có 35.120 ca mắc sởi trong năm 2018 và 24.042 người khác mắc sởi trong 2 tháng đầu năm 2019. Tại Philippines có 12.736 ca mắc sởi và 203 ca tử vong năm 2019 so với 15.599 ca trong cả năm 2018.

{keywords}

Trẻ nhỏ khi đến 9 tháng tuổi cần được đi tiêm phòng vắcxin phòng bệnh sởi.

Sởi là một bệnh dễ lây nhiễm và lan truyền qua không khí. Bệnh có khả năng gây tử vong cho trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ sơ sinh còn quá nhỏ chưa thể tiêm chủng. Không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh này.

Nhật Bản từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố xóa sổ bệnh sởi, tuy nhiên hơn 200 ca nhiễm sởi được ghi nhận kể từ đầu năm 2019. Các chuyên gia y tế cho biết lây nhiễm gia tăng do lượng khách du lịch tăng mạnh.

UNICEF cho rằng cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, xung đột trong nước, ý thức cộng đồng kém, không tiêm chủng trong một số trường hợp đã dẫn đến dịch sởi bùng phát tại cả các nước phát triển và đang phát triển.

Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch sởi rất cao
Hiện cả nước đã ghi nhận 43 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc sởi, đặc biệt tập trung nhiều tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Điều đáng chú ý là có tới gần 90% số ca mắc sởi chưa được tiêm phòng, tiêm không đủ liều hoặc không rõ về tình trạng tiêm phòng.
 
Dân tẩy chay vắc xin, dịch sởi bùng phát gấp 14 lần
Từ đầu năm đến nay, dịch sởi bùng phát mạnh, nguyên nhân một phần do phụ huynh chủ quan, số khác tẩy chay vắc xin.
 
Nguy cơ bùng phát 'khủng khiếp' dịch sởi: Cách tránh bệnh hiệu quả
Theo chu kỳ diễn biến của dịch sởi, sau 4-5 năm dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn, dự kiến từ cuối năm 2018 đến 2019. Bộ Y tế cảnh báo, trẻ nhỏ và người lớn nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.
 
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm vắc xin phòng sởi để không bị mắc bệnh
Theo các chuyên gia dịch tễ, trong năm 2018 bệnh sởi vẫn ghi nhận tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số mắc tới 2,6 lần tại khu vực châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.
 
Gia tăng bệnh sởi mùa đông xuân
(BGĐT) - Dịch sởi đang gia tăng, đặc biệt trong những tháng mùa đông xuân. Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi tháng có 10 trường hợp nhập viện vì sởi.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...