Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mùa hè, gia tăng bệnh nhân đột quỵ

Cập nhật: 15:54 ngày 11/05/2019
(BGĐT)- Bước sang mùa hè, có thời điểm nhiệt độ trong ngày liên tục tăng, giảm với mức chênh lệch lớn làm gia tăng các ca bệnh ở người lớn và trẻ nhỏ. Do vậy, người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, chủ động phòng tránh bệnh mùa hè.  

Nhiều bệnh nhân nhập viện

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, từ đầu tháng Tư đến nay, số bệnh nhân nhập viện bởi các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, huyết áp... tăng khoảng 20% so với tháng trước. Bác sĩ Phạm Tùng Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, những ngày vừa qua, khoa tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do đột quỵ. Có thời điểm số lượng bệnh nhân đông, vượt so với chỉ tiêu giường bệnh khiến công tác chăm sóc, điều trị gặp khó khăn. 

{keywords}

Điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Theo các bác sĩ tại đây, thời tiết mùa hè với nhiệt độ cao là yếu tố thuận lợi khiến những người có nguy cơ đột quỵ như: Tiểu đường, tăng huyết áp… dễ ngã bệnh. Đơn cử trường hợp bệnh nhân Phạm Văn H (53 tuổi) ở xã Đức Giang (Yên Dũng), trong tháng 4, khi đang lái xe máy đi chợ buổi sáng, đột ngột choáng váng, tê mặt, mất cảm giác nửa người trái. May mắn, người bệnh đã được gia đình đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Được biết, ông H bị huyết áp cao song không được kiểm soát tốt, lại gặp thời tiết nóng nên bị đột quỵ. Bên cạnh đó có một số trường hợp bị say nắng do làm việc ngoài trời trong thời gian dài.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,1 nghìn ca cúm thường, 801 ca tiêu chảy, 43 ca sởi, 43 ca sốt xuất huyết. Số trường hợp mắc các loại bệnh đều tăng so với cùng kỳ năm 2018. Đáng lưu tâm là nhiều trẻ em mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh. Tại Khoa Nhi (Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn) thời điểm này có hơn 40 bệnh nhân điều trị nội trú, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, sốt... Trong đó có 3 bệnh nhi nặng, suy hô hấp cấp, phải thở máy. 

Chị Chu Thị Thơ, mẹ bệnh nhi Hoàng Tấn Phong (9 tháng tuổi) xã Hộ Đáp cho hay: “Con trai tôi bị viêm phổi nặng, ho liên tục". Theo bác sĩ Đỗ Văn Hoàn, Phó trưởng Khoa Nhi (Trung tâm Y tế huyện Lục Ngạn), nguyên nhân chủ yếu do một tuần qua, nhiệt độ giảm mạnh, có thời điểm trời mưa lạnh, vi rút dễ xâm nhập, sức đề kháng của trẻ yếu nên mắc bệnh. Thêm nữa, gia đình thường chủ quan trong khâu chăm sóc, khi đưa đến viện thì tình trạng đã nặng nên điều trị khó khăn hơn, bệnh lâu khỏi.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Theo dự báo, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nguy cơ gia tăng những bệnh về tiêu hóa, hô hấp, cao huyết áp, đột quỵ. Bác sĩ Phạm Tùng Sơn, Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khuyến cáo, gia đình nên đưa bệnh nhân bị đột quỵ đến bệnh viện ngay trong khoảng 4 đến 5 giờ sau phát bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đưa đến cơ sở y tế đều quá thời gian "vàng". 

Cũng theo bác sĩ Sơn, khi nghi ngờ đột quỵ, người nhà nên sử dụng quy tắc FAST (Méo miệng; tê liệt tay chân; ngôn ngữ bất thường và thời gian) để nhận biết và cấp cứu nhanh. Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... cần tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra người dân nên chú ý đến bệnh say nắng. Khi có triệu chứng, cần đưa người bệnh vào nơi râm mát, nới lỏng quần áo và hạ thân nhiệt. Trường hợp nặng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Theo bác sĩ Hà Văn Nguyên, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh), trong các bệnh mùa hè ở trẻ thì bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó người dân cần giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo quy định.

Để phòng bệnh, người dân không nên đột ngột từ ngoài trời nóng vào phòng lạnh và ngược lại; phải uống đủ nước hoặc bổ sung nước chanh, nước pha muối loãng, oresol; ăn các loại rau tươi, trái cây để tăng sức đề kháng. Không dùng thức ăn để tủ lạnh lâu ngày, thức ăn tái, sống.

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, người dân cần chủ động phòng tránh bệnh mùa hè. Không đột ngột từ ngoài trời nóng vào phòng lạnh và ngược lại; phải uống đủ nước hoặc bổ sung nước chanh, nước pha muối loãng, oresol và ăn các loại rau tươi, trái cây để tăng sức đề kháng. Không dùng thức ăn để tủ lạnh lâu ngày, thức ăn tái, sống. Vào những ngày nắng nóng, chú ý mặc quần áo thoáng mát; khi ra ngoài trời cần có quần áo chống nắng, mũ, khẩu trang... Nếu có biểu hiện mắc bệnh, không tự ý dùng thuốc mà cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Hiện nay, để phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mùa hè, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục cải tiến quy trình khám bệnh, giảm thời gian chờ của bệnh nhân và hạn chế nhập viện không cần thiết, phòng chống lây nhiễm chéo. Bổ sung các thiết bị làm mát như: Quạt, điều hòa; nước sạch, ghế ngồi chờ; sắp xếp, bố trí phòng bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh nhân nằm ghép, bảo đảm người bệnh được khám và điều trị trong điều kiện thoáng mát. Bố trí đầy đủ cơ số thuốc, giường bệnh, phương tiện, hóa chất, máy phun chống dịch, kịp thời cấp cứu, điều trị cho người bệnh.

Sinh hoạt đảo lộn dịp Tết làm tăng nguy cơ đột quỵ
Lười vận động, ăn uống không điều độ dịp Tết khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4-6 lần ngày thường.
 
Sai lầm phòng tránh đột quỵ ngày giá rét
Thời tiết lạnh kéo dài, nguy cơ đột quỵ rất dễ xảy ra với mọi người. Có bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện trong “thời gian vàng” làm giảm đi cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao và cơ hội phục hồi tối ưu.
 
An cung không có tác dụng phòng đột quỵ
Sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn xuất hiện trên thị trường Việt Nam khoảng 10 năm nay, nhưng chỉ thực sự được nhiều người biết đến, tin dùng vì cho rằng có khả năng ngừa đột quỵ trong khoảng 6-7 năm trở lại đây.
 
Thời tiết lạnh đột ngột, người bệnh tim mạch dễ đột quỵ
Thời tiết đang trong đợt chuyển rét đậm đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp khiến người bệnh tim mạch rất dễ đột quỵ, người bệnh cần biết cách phòng bệnh.
 
Tăng nguy cơ đột quỵ vì hút thuốc
(BGĐT) - Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, hút thuốc lá có thể làm hỏng mạch máu, làm cho chúng hẹp hơn, từ đó khiến huyết áp tăng, gây ra các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ. Những người hút thuốc sẽ đối mặt với nguy cơ gặp các bệnh về tim mạch lớn hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
 
Chỉ 1 điếu thuốc/ngày, nguy cơ đột quỵ và bệnh tim tăng 50%
(BGĐT) - Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí BMJ đã cho thấy chỉ cần hút một điếu thuốc mỗi ngày cũng đủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 50% và đột quỵ 30% so với những người hút cả bao mỗi ngày.
 
Triển khai chương trình phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ tại Bắc Giang
(BGĐT) - Từ ngày 21 đến 24-8, Sở Y tế phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam và Văn phòng đại diện Neuro Pharma triển khai chương trình AVANT (hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Áo) trong phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ. 
 
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ do thời tiết nắng nóng
(BGĐT) - Thời tiết nắng nóng trên diện rộng là một trong những nguyên nhân khiến số ca đột quỵ gia tăng. 
 
Thanh niên dễ đột quỵ vì nghiện thuốc lá
Một nghiên cứu mới cho thấy, đàn ông trẻ tuổi hút thuốc có nhiều khả năng bị đột quỵ trước tuổi 50 so với những người bạn đồng lứa tránh thuốc lá.
 

Khôi Nguyên

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...