Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bệnh bạch hầu khác với viêm họng, viêm amidan như thế nào?

Cập nhật: 15:07 ngày 30/06/2020
Bệnh bạch hầu cũng có nhiều dấu hiệu giống với viêm họng, viêm amidan, nhưng lại dễ biến chứng nặng, nguy hiểm. Bệnh bạch hầu có thể nhận biết với các đặc trưng như dưới đây.

Theo ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh bạch hầu điều trị không quá khó, nhưng cần phát hiện sớm, bởi tỷ lệ tử vong ở bệnh bạch hầu không được điều trị kịp thời là tương đối cao. Thậm chí ở thể tối cấp, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24-48 tiếng.

{keywords}

Thăm khám cho trẻ tại khu vực có ổ dịch bạch hầu.

Theo BS. Trần Duy Hưng, bệnh bạch hầu tuy có biểu hiện sốt, nhưng thường sốt không cao, điều này cũng dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn đến tâm lý chủ quan.

Cách phân biệt có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng:

- Bệnh bạch hầu sốt không cao, trong khi viêm họng, viêm amida thường sốt cao, đau rát họng, khó nuốt…

- Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh; trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn.

- Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng.

- Xuất hiện lớp giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu... Trong khi, viêm họng, viêm amidan có thể có giả mạc ở vùng hầu họng nhưng rất dễ lấy ra, không chảy máu.

Bệnh bạch hầu khá nguy hiểm, nhưng hiện đã có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu là ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td đủ mũi tiêm và đúng lịch.

Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng bệnh bạch hầu:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin đủ mũi tiêm và đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Cảnh sát biển khám bệnh, tặng quà cho đồng bào công giáo
Trong các ngày từ 25 đến 28/6, Đoàn đặc nhiệm Phòng, chống tội phạm ma túy số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Sót và Công an huyện Lộc Hà, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), tổ chức tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển, cách phòng, chống ma túy và tặng quà cho bà con ngư dân là đồng bào công giáo trong vùng.
Bé trai 6 tuổi cùng 4 người khác khỏi bệnh, Việt Nam có 335 ca khỏi Covid-19
Ngày 29/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có thêm 5 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại cơ sở y tế này được công bố khỏi bệnh. Như vậy số ca khỏi bệnh ở Việt Nam là 335/355 (chiếm 94,4% tổng số ca bệnh), chưa có trường hợp tử vong.
Tầm soát ung thư vú sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh cao
(BGĐT) - Chiều 25/6, Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức “Hội nghị khoa học về giá trị của nhũ ảnh 3D trong thăm khám và chẩn đoán ung thư vú”.
Bác sĩ nội soi gắp xương cá cực lớn cắm vào thành thực quản cho bệnh nhân
Sáng 25/6, Bác sĩ Phạm Thanh Phong-Phó Giám đốc chuyên môn BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa nội soi can thiệp thành công trường hợp hóc xương cá kích thước lớn cắm vào thực quản.
Tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch, vì vậy người dân cần thực hiện đúng để phòng bệnh khi bệnh đang có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...