Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ Y tế họp khẩn ứng phó với bệnh bạch hầu

Cập nhật: 09:38 ngày 08/07/2020
Chiều 7/7, tại Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với các chuyên gia về phòng, chống bệnh bạch hầu, trong tình hình bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu gia tăng tại một số tỉnh Tây Nguyên.

Phát biểu tại cuộc họp, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tình hình bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu gia tăng, đến thời điểm này, số mắc đã gấp 3 lần năm ngoái; đồng thời bày tỏ quan ngại trước khả năng bệnh lan rộng do tỷ lệ miễn dịch cộng đồng ở những vùng có dịch rất thấp.

{keywords}

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.

Từ đầu năm tới nay, đã ghi nhận 63 ca dương tính với bạch hầu. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận ca mắc đầu tiên. Tỉnh Đắk Nông có thêm 4 ca bệnh, nâng tổng số ca mắc ở đây lên 25 người. Tỉnh Gia Lai có thêm 5 ca, nâng số ca mắc lên 15 ca. Riêng tỉnh Kon Tum vẫn giữ nguyên 22 ca mắc.

Theo thông tin của Cục Y tế dự phòng, đa số các trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ khoảng 6%.

Ba trường hợp tử vong ở Đắk Nông và Gia Lai đều ở vùng sâu, vùng xa, là ca bệnh mới xuất hiện lần đầu tại các địa bàn đó do phát hiện muộn (các địa bàn này đã có 16 năm không có ca bệnh). 

Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các địa phương này tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ca mắc mới, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới và người lành mang trùng; triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch.

Tại cuộc họp, các chuyên gia về điều trị và dự phòng đều cho rằng, nên tổ chức cấp cứu tại chỗ để đảm bảo an toàn, tránh việc chuyển viện gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là viêm cơ tim, suy tim, gây ngừng tim… do vậy, trong điều trị cần chú trọng đến công tác hồi sức tim mạch.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu toàn ngành cần tập trung hết sức phòng, chống bệnh bạch hầu như đã từng cố gắng để phòng, chống dịch Covid-19.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giao Cục Y tế dự phòng phối hợp Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia triển khai ngay chiến dịch tiêm dự phòng bạch hầu trên diện rộng, cho tất cả đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên.

Với trẻ em từ 2 - 4 tháng tuổi, tiêm rộng rãi vaccine phòng bệnh và tiêm nhắc lại vaccine 3 trong 1 đối với trẻ từ 18 - 24 tháng, sau đó tiếp tục tiêm cho đến 5 - 7 tuổi; với người lớn tiêm vaccine Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).

Về vaccine phòng bệnh, Việt Nam đảm bảo được, tuy nhiên hiện nay cần tiêm cho người dân ở vùng có dịch trước (4 tỉnh Tây Nguyên), sau đó tính tới các tỉnh có nguy cơ.

Gia Lai: Thêm 9 ca dương tính với bệnh bạch hầu
Chiều 5/7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: 9/24 mẫu bệnh phẩm của các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhi Vung được xác định dương tính với bệnh bạch hầu. Trong 9 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu có cha, mẹ của bệnh nhi Vung; các ca còn lại là họ hàng, người quen ở làng Bông Hiot. 
Thêm một trường hợp tử vong do bạch hầu
Chiều 3/7, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết, em G.A.P (13 tuổi, dân tộc Mông, trú tại tỉnh Đăk Nông) đã tử vong do mắc bệnh bạch hầu.
Trẻ dưới 7 tuổi được tiêm vaccine phòng bạch hầu miễn phí
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi, một số quốc gia cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo phòng bệnh.
Bệnh bạch hầu khác với viêm họng, viêm amidan như thế nào?
Bệnh bạch hầu cũng có nhiều dấu hiệu giống với viêm họng, viêm amidan, nhưng lại dễ biến chứng nặng, nguy hiểm. Bệnh bạch hầu có thể nhận biết với các đặc trưng như dưới đây.
Tiêm vắc xin đủ mũi, đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch, vì vậy người dân cần thực hiện đúng để phòng bệnh khi bệnh đang có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...