Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lạm dụng đông dược: Mất tiền, rước thêm bệnh

Cập nhật: 10:31 ngày 30/10/2020
(BGĐT) - Dù cơ quan chức năng đã cảnh báo song trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một số người dân vẫn tự ý sử dụng đông dược không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Anh Lô Văn Đ ở thôn Trại Vành, xã Đồng Hưu (Yên Thế) mới 28 tuổi nhưng đang phải lọc máu điều trị suy thận mãn tính tại Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước đó, thấy người mệt mỏi, chán ăn, tiểu rắt, anh Đ đi khám bệnh, bác sĩ kết luận bị suy thận và tư vấn để anh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

{keywords}

Bệnh nhân Lô Văn Đ đang điều trị tại Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nghe người mách có loại thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh, anh Đ nhờ đặt giúp và giao về tận nhà qua bưu điện, thang thuốc trị bệnh có dạng bột, tốn vài triệu đồng. Tưởng bệnh có tiến triển, không ngờ cơ thể càng lúc càng mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và chân tay phù thũng. Khi đến bệnh viện khám lại, anh Đ đã rơi vào tình trạng suy thận mãn tính phải lọc máu thường xuyên, mỗi tuần ba lần.

Hay như trường hợp ông Hoàng Văn B (SN 1968) ở xã Sa Lý (Lục Ngạn) bị viêm gan B cấp tính do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ông vốn đang điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng. Nghe người quen giới thiệu, ông đặt mua ít thuốc nam dạng bột về uống. Khoảng 3 tuần, ông B thấy chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt. Khi đến bệnh viện, tình trạng của ông B rất nặng, các y, bác sĩ ở Khoa Nội - Tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) phải dùng các loại thuốc đặc trị trong vòng nửa tháng. Hiện ông B đã xuất viện nhưng di chứng và ảnh hưởng đến gan không nhỏ.

Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Cương, Trưởng Khoa Nội - Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mỗi năm khoa tiếp nhận và điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân có sử dụng các loại thuốc đông y giả, thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ. Các loại thuốc được điều chế ở dạng bột hoặc viên tễ có nguy cơ lớn đã trộn thuốc Tây chứa chất giảm đau mạnh, chống viêm. Khi sử dụng liên tục, các thành phần này gây suy giảm hệ miễn dịch tạo cơ hội cho một số bệnh nhiễm trùng, virus bùng phát; đồng thời tác động đến dạ dày gây viêm loét, xuất huyết; rối loạn nội tiết, suy tuyến thượng thận.

{keywords}

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng đông dược để trị bệnh, truyền lại kinh nghiệm sử dụng và phát triển nguồn thuốc trong dân gian. Tuy nhiên khi sử dụng đông dược, người dân cần hết sức thận trọng bởi nếu không đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người, đúng cách và đúng liều lượng thì sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh, thậm chí gây hại cho sức khỏe, tính mạng".

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh

Tìm hiểu tại một số khoa như: Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu, Đông y (Bệnh viện Đa khoa tỉnh); Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang; Trung tâm Y tế huyện Tân Yên… mỗi năm đều có từ 20 - 30 trường hợp đến điều trị bệnh do uống đông dược trộn, uống không theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp phải chịu hậu quả đáng tiếc về sức khỏe. Nhẹ thì ngộ độc cấp, nặng thì phải lọc máu do suy gan, thận cấp, thậm chí suy tuyến thượng thận, suy thận mãn tính và thêm nhiều biến chứng khác. 

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh cho biết: "Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng đông dược để trị bệnh, truyền lại những kinh nghiệm sử dụng và phát triển nguồn thuốc trong dân gian. Tuy nhiên khi sử dụng đông dược, người dân cần hết sức thận trọng bởi nếu không đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người, đúng cách và đúng liều lượng sẽ tự đánh mất cơ hội chữa bệnh, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe, tính mạng".

Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn phân tích thêm, thuốc đông y giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng, đồng thời giúp điều trị bệnh tật nhưng chỉ khi nào có bệnh mới dùng thuốc. Bệnh gì điều trị bằng thuốc nấy chứ không cắt thuốc uống bừa bãi, đã uống thuốc phải tới khám và được tư vấn, bắt mạch cẩn thận, không nhờ người khác cắt thuốc hộ. Mỗi vị thuốc đều có tính vị khác nhau, bởi vậy khi sử dụng thuốc phải đúng căn nguyên gây bệnh theo chỉ định. Nếu chỉ nghe truyền miệng mà tự ý sử dụng thuốc bổ, trị bệnh thì rất dễ dẫn đến tình trạng dùng "sai thuốc, sai bệnh".

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (dù đó là Đông y hay Tây y), nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện ban đỏ, mẩn ngứa hay dấu hiệu khác thường, bệnh nhân cần dừng sử dụng thuốc, đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đặc biệt không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không theo chỉ định của bác sĩ bởi như vậy bệnh chính không khỏi mà nguy cơ rước thêm họa vào thân.

Đông dược tràn lan, sử dụng dễ dãi
(BGĐT) - Với quan niệm thuốc đông dược không độc hại, lành tính hơn tân dược, nhiều người sử dụng không theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo điều kiện cho nhiều người bán thuốc nam, thuốc bắc tràn lan, khó kiểm soát.
Đừng để bị mù lòa vì lạm dụng thuốc nhỏ mắt
TS Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trên thị trường có nhiều loại thuốc nhỏ mắt chứa steroids để điều trị chứng ngứa, khô, viêm kết mạc. Tuy nhiên, nhiều người không biết nếu lạm dụng có thể dẫn đến mắt bị glôcôm, nguy cơ mù lòa cao.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu hai bệnh nhân uống thuốc trừ sâu
(BGĐT) - Ngày 28/10, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 2 ca nghi ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu.
Khẩn trương thu hồi thuốc Trimoxtal 500/250 trên toàn quốc
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công ty cổ phần Dược Minh Hải thông báo thu hồi thuốc Trimoxtal. Đây là loại thuốc thường dùng trị đường hô hấp. Nguyên nhân do thuốc không bảo đảm chất lượng.

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...