Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trong tháng 7, khám và phân loại sẵn đối tượng được tiêm chủng

Cập nhật: 08:00 ngày 04/07/2021
Tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiến hành khám sàng lọc và phân loại sẵn tất cả đối tượng dự kiến tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên để phân loại trường hợp nào được tiêm tại từng cơ sở. Bộ trưởng Y tế yêu cầu việc này phải hoàn thành trong tháng 7. 

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho biết, nguyên tắc cơ bản trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lần này là phải tổ chức trên quy mô toàn quốc và vaccine phải được tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất cho người dân nhưng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và công bằng, công khai.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021-2022 diễn ra vào ngày 2/7, Bộ trưởng cho biết, nhiều khả năng vaccine sẽ về Việt Nam dồn dập trong quý IV/2021. Vì thế việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng đòi hỏi phải thực hiện nhuần nhuyễn hơn, trôi chảy hơn, hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn… Theo đó, chiến dịch tiêm chủng lần này sẽ cắt giảm nhiều thủ tục hành chính để triển khai hiệu quả quy trình tiêm chủng.

Trước hết, đối với việc vận chuyển, cung ứng, bảo quản, tổ chức tiêm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các lực lượng khác để bảo đảm lượng vaccine khi về các kho của các Quân khu hay của Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đều được quản lý chặt chẽ đúng theo yêu cầu về quản lý chất lượng đối với vaccine và có sự giám sát chặt chẽ.

Thứ hai, chiến dịch tiêm chủng được thực hiện ở 19 nghìn điểm tiêm, trong đó nền tảng cơ bản nhất là trạm y tế xã, phường, các điểm tiêm di động, các cơ sở y tế. Do số lượng điểm tiêm nhiều nên các tiểu ban chuyên môn của Ban Chỉ đạo phải quản lý được điều kiện cơ sở vật chất, con người, địa điểm tiêm... theo nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào chiến dịch tiêm chủng, từ đăng ký tiêm chủng, khám sàng lọc, đến tổ chức triển khai tại các điểm tiêm chủng.

Thứ tư, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Bộ trưởng yêu cầu Tiểu ban An toàn tiêm chủng phải tập huấn cho lực lượng cán bộ tiêm chủng toàn tuyến về an toàn tiêm chủng và xử lý an toàn sau tiêm chủng.

Đồng thời, tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc phải tiến hành khám sàng lọc và phân loại sẵn tất đối tượng dự kiến tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên để phân loại trường hợp nào được tiêm tại trạm y tế xã phường, trường hợp nào cần phải tiêm ở cơ sở y tế có giường bệnh, trường hợp nào được tiêm tại điểm tiêm di động. Tại điểm tiêm chủng chỉ cần đo nhiệt độ, huyết áp của người đi tiêm để tránh tập trung đông người tại điểm tiêm trong cùng một thời điểm.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải hoàn thiện việc khám sàng lọc trên quy mô trong tháng 7/2021.

Điều rất quan trọng nữa của chiến dịch tiêm chủng lần này là yêu cầu công khai về số lượng vaccine, phân bổ vaccine để người dân phối hợp và đồng hành cùng Ban Chỉ đạo thực hiện chiến dịch tiêm chủng.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không đi ra tỉnh ngoài để bảo đảm phòng, chống dịch
(BGĐT)-Ngày 3/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản gửi giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; chủ tịch UBND huyện và thành phố quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không đi ra tỉnh ngoài để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 4/7, Việt Nam thêm 267 ca mắc Covid-19, TP. Hồ Chí Minh 217 ca
Bộ Y tế cho biết sáng 4/7 có 267 ca mắc Covid-19 tại 8 địa phương, TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất vói 217 ca. Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 19.310 bệnh nhân.

Theo Nhân Dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...