Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Cấp cứu 2 trường hợp sốc phản vệ do ăn ve sầu

Cập nhật: 18:57 ngày 09/07/2021
(BGĐT) - Ngày 9/7, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang) tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ do ăn ve sầu. 

Bệnh nhân là ông Đồng Văn B (54 tuổi) ở thị trấn Kép (Lạng Giang) nhập viện trong tình trạng mạch đập nhanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi. Người nhà cho biết trước đó bệnh nhân ăn ve sầu.

{keywords}

Điều trị cho bệnh nhân sốc phản vệ do ăn ve sầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ do ăn ve sầu nên tiến hành điều trị theo phác đồ hồi sức chống độc. Bác sĩ chuyên khoa II Vi Thị Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc cho biết: “Bệnh nhân được truyền dịch, thở oxy, điều trị kháng sinh. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số dần ổn định trở lại".

Được biết, tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc đang điều trị cho 2 bệnh nhân ngộ độc do ăn ve sầu. Trước đó, ngày 30/6, đơn vị tiếp nhận anh Giáp Văn K (20 tuổi) ở xã Ngọc Thiện (Tân Yên) sốc phản vệ sau khi ăn ve sầu. Diễn biến tình trạng ngộ độc tăng nặng, anh được chỉ định lọc máu hấp phụ. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện nhiều và đang được theo dõi tích cực tại đây.

Theo các bác sĩ, ngộ độc ve sầu có 3 cấp độ. Nhẹ thì nổi mề đay, ngứa ngáy. Nặng hơn có thể khó thở, tụt huyết áp. Sau khi ăn ve sầu nếu có triệu chứng mệt mỏi, tức ngực, khó thở cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Mùa này, ấu trùng ve sầu từ dưới lòng đất chui lên khỏi mặt đất rồi lột xác trở thành ve sầu trưởng thành. Một số người dân đi bắt nhộng ve sầu, ve sầu vừa lột xác về chế biến thành các món ăn.

Mặc dù ve sầu không có độc tố nhưng do sống khá lâu trong lòng đất nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn hay các loài nấm độc ký sinh trên cơ thể, khi ăn vào dễ dị ứng.

Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên từ bỏ thói quen ăn ve sầu để tránh nguy cơ ngộ độc, gây nguy hại đến tính mạng.

Tin, ảnh: Minh Thu

Sơn Động: Cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc chống động kinh
(BGĐT) - Chiều 5/7, Bác sĩ Trần Đức Văn, Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho biết, sau 5 ngày được điều trị tích cực, một trường hợp bị ngộ độc thuốc chống động kinh (Gardenal) đã tỉnh táo, sức khỏe hồi phục và không để lại di chứng.
Đồng Nai: 158 người nghi ngộ độc thực phẩm
Ông Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, tính đến chiều 25/6, bệnh viện đã cấp cứu cho 158 người với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm.
26 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Sáng 19/5, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có báo cáo số 532/BC-TTYT về việc điều tra vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn huyện.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...