Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hút thuốc lá làm bệnh về đường hô hấp nặng hơn

Cập nhật: 07:58 ngày 11/11/2021
(BGĐT) - Theo các chuyên gia về phổi của Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi và còn gây ra nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng phổi.

Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi

Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. 

{keywords}

Chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang. Ảnh: Minh Thu

Trong mỗi buồng phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, giống như là chùm nho. Ở phế nang, quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 và mang O2 đến các tổ chức của cơ thể.

Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti (lông chuyển) lay động rất nhanh về phía trên.

Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất, đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ. 

Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy, thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở người hút thuốc làm giảm khả năng lấy ôxy của phổi. Khói thuốc phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và khả năng trao đổi ôxy. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.

Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại từ khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc. Vì thế mới hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.

Ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.

Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên, biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại.

Ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Ở giai đoạn này phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên, nêuếu hút thuốc, giai đoạn phát triển này ngắn lại, làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện.

Ở lứa tuổi hơn 30, nếu hút thuốc, tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Ở bệnh nhân có sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh này và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và 80%-90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nghiện thuốc lá.

Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt, những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Bệnh hen

Bệnh hen có đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân thở khò khè, ho, khó thở.

Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng hơn hai lần so với những người không hút thuốc.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc. Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn có tỷ lên tử vong cao hơn. 

Phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày sẽ có tiên lượng xấu hơn những người không hút (ví dụ tử vong mẹ- con). Người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, tỷ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Thanh Bình

Bỏ thuốc lá không bao giờ là muộn
(BGĐT) - Một điếu thuốc nhỏ có chứa đến hàng trăm độc tố có thể gây hại cho phổi và các bộ phận khác trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc có thể dẫn đến bệnh tim, ung thư, đột quỵ và loãng xương, đặc biệt là bệnh về phổi.
Thuốc lá và bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
(BGĐT) - Người vị thành niên thường không ý thức nhiều về những hậu quả sau này của thói quen sử dụng thuốc lá như chứng trầm cảm, bệnh ung thư và nhiều ảnh hưởng xấu do thuốc lá gây ra. 
Ân hận muộn màng của người ung thư phổi nghiện thuốc lá
Anh Hùng ở Ninh Bình hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, ngày hút nhiều nhất từ 1,5 đến 2 gói, gần đây thấy khó thở, tức ngực nhiều, người mệt mỏi.
Kiến nghị Chính phủ cấm tuyệt đối thuốc lá điện tử
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/3, các ĐBQH thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...