Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Các bệnh ung thư liên quan thói quen hút thuốc lá

Cập nhật: 08:30 ngày 13/11/2021
(BGĐT) - Theo tài liệu của Bệnh viện K Trung ương, ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90% tổng số người chết vì ung thư phổi và còn gây ra ung thư ở nhiều phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng.

Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 10 lần

Cách đây nửa thế kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỷ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên.

{keywords}

Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút.

Ảnh minh họa.

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Khoảng 87% trong số 177 nghìn ca mới mắc ở Mỹ (số liệu năm 1996) là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: Ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660 nghìn ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. 

Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc.

Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hằng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói cách khác không có giới hạn dưới của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung thư phổi. 

Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên nhân chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ.

Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Ung thư ở các bộ phận thuộc vùng đầu và cổ

Ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư.

Ung thư thực quản: Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 % nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.

Ung thư thanh quản: Hút thuốc gây nên 80% trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.

Ung thư miệng: Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.

Ung thư mũi: Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.

Ung thư các bộ phận khác

Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70% là vì sử dụng thuốc lá. Tuyến tuỵ dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30% của tổng số ca ung thư tuyến tuỵ.

Ung thư âm hộ (một phần của bộ phận sinh dục nữ) thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ. Cùng đó là nguy cơ ung thư tử cung. Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ hút thuốc tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Ở nam giới, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dương vật. Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người không hút thuốc.

Người hút thuốc lá cũng có nguy cơ bị ung thư hậu môn và đại trực tràng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100% so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.

Mỹ Bình (t/h)

Những chất độc nào có trong thuốc lá?
(BGĐT)- Theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Theo báo cáo của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, trong khói thuốc lá chứa khoảng 7 nghìn loại hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá gồm:
Hút thuốc lá làm bệnh về đường hô hấp nặng hơn
(BGĐT) - Theo các chuyên gia về phổi của Bệnh viện Bạch Mai, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi và còn gây ra nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng phổi.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...