Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện ăn chín, uống chín để phòng bệnh sán lá ruột lớn

Cập nhật: 15:39 ngày 29/06/2022
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn. Đây là bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa người và động vật. Người, lợn nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau dưới nước có nhiễm nang trùng sán lá ruột lớn. Sán lá ruột lớn lưu hành rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt là một số nước châu Á. Tại Việt Nam, sán lá ruột lớn đã được phát hiện tại 16 tỉnh, thành phố.

Bệnh sán lá ruột lớn gây ra bởi loài Fasciolopsis buski - một trong những loài sán lá lớn nhất gây bệnh trên cơ thể người. Người bệnh nhiễm sán lá ruột lớn ở ruột non, đặc biệt ở tá tràng. Mọi người đều có thể nhiễm sán lá ruột lớn, miễn dịch không bền vững và có thể tái nhiễm. Các triệu chứng gây bệnh là loét tại chỗ hoặc nhiễm độc toàn thân, tiêu chảy thường xen kẽ với táo bón, nôn và chán ăn. Một số trường hợp có số lượng sán lớn có thể gây tắc ruột cấp, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, cổ trướng…

Nếu nhiễm số lượng sán lá ruột nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng, khiến cơ thể suy nhược. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, có thể phù nề toàn thân; tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, cổ trướng… Thậm chí, trường hợp nhiễm số lượng sán lá ruột nhiều có thể nôn ra sán.

Để phòng bệnh, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe về nguyên nhân, tác hại, đường lây truyền và cách phòng, chống bệnh sán lá ruột lớn. Đặc biệt, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, không dùng phân tươi bón ruộng, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước. Ngoài ra, không ăn thực vật thủy sinh còn sống hoặc chưa nấu chín. Khi mắc bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh sán lá gan
Ngày 15/6, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận ca cấp cứu là ông V.Đ. (55 tuổi), ngụ tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh trong tình trạng đau bụng từng cơn, đau nhiều vùng thượng vị, kèm theo buồn nôn nhiều.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp tại một số địa phương trong nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dịch này.
WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh đậu mùa khỉ đã họp vào ngày 23/6 tại Geneva (Thụy Sỹ) để quyết định xem sự bùng phát của các ca bệnh có phải là tình trạng khẩn cấp quốc tế hay không, cũng như đưa ra các khuyến nghị, đặc biệt là về việc tiêm chủng.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Việt Nam đang ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết có chiều hướng ngày càng gia tăng, Tổ chức Y tế thế giới đã có những khuyến cáo giúp người dân hiểu rõ hơn về cách thức lây lan, điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm này.
Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...