Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Triển khai cấp thuốc lao từ nguồn bảo hiểm y tế

Cập nhật: 20:37 ngày 02/07/2022
Từ ngày 1/7, các cơ sở điều trị lao trên toàn quốc bắt đầu cấp thuốc lao cho bệnh nhân qua bảo hiểm y tế. Việc này đánh dấu một cột mốc quan trọng nhằm bảo đảm tài chính cho chương trình điều trị lao tại Việt Nam.
{keywords}

PGS, TS Nguyễn Viết Nhung.

Chương trình Chống Lao quốc gia cùng cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức sự kiện “Triển khai cấp thuốc lao nguồn bảo hiểm y tế”. Sự kiện được tổ chức nhằm đánh dấu mốc lần đầu tiên thuốc chống lao nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp cho bệnh nhân lao trên toàn quốc.

Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, năm 2020 có hơn 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam. (Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2021).

Trước đây, thuốc chống lao hàng 1 được mua bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua Chương trình Mục tiêu Y tế-Dân số của Bộ Y tế để cung cấp điều trị miễn phí cho người bệnh lao.

Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025 không còn nguồn ngân sách Chương trình Mục tiêu Y tế-Dân số, ngân sách phân bổ cho các hoạt động phòng chống lao sẽ từ nguồn ngân sách hoạt động thường quy của Bộ Y tế.

Với nguồn viện trợ Quỹ toàn cầu chu kỳ 2021-2023, thuốc chống lao hàng 2 hiện đang được mua sử dụng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế không hoàn lại từ Quỹ toàn cầu với cam kết đến hết năm 2023.

Quỹ toàn cầu cũng yêu cầu sự đóng góp từ chính phủ Việt Nam cho nhu cầu điều trị thuốc chống lao hàng 2 cho 100 bệnh nhân lao đa kháng trong năm 2019 và 2020. Chính vì vậy, cần bảo đảm nguồn kinh phí bền vững trong nước để chi trả cho việc mua sắm thuốc chống lao hàng 1 và hàng 2, nhằm bảo đảm duy trì quyền lợi tiếp cận thuốc cho người bệnh.

Sự kiện triển khai cấp thuốc lao nguồn BHYT đánh dấu một cột mốc quan trọng nhằm bảo đảm tài chính cho chương trình điều trị lao tại Việt Nam. Từ ngày 1/7, các cơ sở điều trị lao trên toàn quốc bắt đầu cấp thuốc lao cho bệnh nhân qua BHYT.

PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống Lao quốc gia cho biết, trong thời gian tới, Chương trình Chống Lao quốc gia sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cũng như hướng dẫn các cơ sở điều trị lao để bảo đảm kiện toàn tổ chức khám, chữa bệnh lao đáp ứng các điều kiện khám chữa bệnh BHYT, quản lý sử dụng, cung ứng, điều phối thuốc lao qua BHYT.

USAID thông qua Dự án Phát triển Hệ thống Y tế Bền vững do USAID tài trợ (LHSS) và các dự án khác của USAID đã và đang tiếp tục hỗ trợ Chương trình Chống Lao quốc gia trong quá trình chuyển giao các dịch vụ điều trị lao sang BHYT trong hai năm vừa qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Năm 2022, giao thực hiện tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế là 92,6%
Trong năm 2022, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) toàn quốc được giao thực hiện là 92,6%, cao hơn 1,59% so với tỷ lệ đã đạt được trong năm 2021.
Quan điểm của Bộ LĐTBXH về đề xuất 7 loại giấy tờ để F0 hưởng bảo hiểm xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho rằng, việc xem xét, quy định cấp 7 loại giấy tờ có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho F0 thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Trong khi đó, Bộ Y tế nói chưa có cơ sở và đề nghị Chính phủ ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động “thiệt đơn, thiệt kép”
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2022 số người được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần là 208.943 người, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó đồng nghĩa trong tương lai, những người lao động này khi đến tuổi về hưu sẽ không có nguồn thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già, hoặc nếu có thì mức hưởng lương hưu rất thấp.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Chủ động lúc trẻ, yên tâm khi về già
(BGĐT) - Gần đây, nhiều người dân ở Bắc Giang đã chủ động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngay từ khi còn trẻ, còn khả năng lao động để về già có lương hưu, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tạo điểm tựa an sinh cho bản thân.
Theo Nhân Dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...