Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gần 50.000 người đăng ký hiến tạng khi chết

Cập nhật: 08:42 ngày 09/08/2022
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận đơn của gần 50.000 người đăng ký hiến tạng sau chết/chết não, con số ấn tượng so với năm 2014 chỉ có 200 người tham gia.
{keywords}

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện một ca ghép tạng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trước đây, việc hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam còn rất hạn chế bởi mọi người có quan niệm "chết toàn thây". Năm 2014, sau một năm hoạt động, Trung tâm chỉ vận động được hơn 200 người đăng ký hiến tặng mô, tạng. Những người này chủ yếu là lãnh đạo, cán bộ trung tâm và một số y, bác sĩ.

Những năm gần đây, khi nhiều câu chuyện về hiến mô, tạng gây xúc động đã tạo hiệu ứng tích cực. Đặc biệt, nhiều gia đình gồm cha con, vợ chồng, anh chị em... cùng đăng ký hiến tạng. Họ thuộc mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, cả ở thành thị và nông thôn. Đến nay, con số đăng ký hiến tạng đã tăng lên gần chạm mốc 50.000 người.

Ông Hệ cho biết, hiện 95% ca ghép tạng ở Việt Nam được tiến hành từ người cho sống, chỉ có 5% ca ghép từ người cho chết não, điều này đi ngược hẳn hoàn toàn với xu hướng chung của toàn thế giới khi nhiều nước đa phần ca ghép tạng là từ người cho chết não.

Ngoài ra, một thực tế đáng lo ngại hiện nay là có khoảng 30% bác sĩ, 20% điều dưỡng hiểu chưa đầy đủ về chết não, thậm chí nhiều người không hiểu biết về chết não. "Đây là những thách thức cần phải khắc phục trong thời gian tới của hệ thống 22 trung tâm ghép tạng trên toàn quốc và các bệnh viện, cùng thay đổi để thuyết phục việc hiến tạng ở người chết não tại Việt Nam", ông Hệ cho hay.

Hiện nay, cả nước có 1.500 bệnh viện, trong đó khoảng 300 bệnh viện đồng thời là nơi điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não. Mỗi bệnh viện chỉ cần chẩn đoán, tư vấn cho một bệnh nhân chết não hiến tặng mô bộ phận cơ thể người thì trong một năm sẽ có khoảng 300 người hiến.

"Mỗi năm, nếu như làm tốt tại 300 bệnh viện trên có từ 4-5 người hiến thì Việt Nam sẽ tiến tới được như Hàn Quốc, sẽ ghép được khoảng 4-5.000 ca ghép tạng/năm", ông Hệ nói và cho biết thêm kể từ ca ghép tạng đầu tiên (năm 1992) đến nay, các bác sĩ Việt Nam thực hiện được 6.500 ca ghép tạng trên toàn quốc.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thực hiện chức năng nhiệm vụ hết sức nhạy cảm, do đó cần bảo đảm chuẩn chỉ, đúng quy định pháp luật.

"Trung tâm cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động người dân hiến mô, tạng của người chết não. Đồng thời chuyển giao kỹ thuật ghép mô, tạng cho các bệnh viện tuyến dưới, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương", Thứ trưởng nói.

Trước đó, nhiều đơn vị ghép tạng trong cả nước cũng cho rằng thách thức lớn nhất của ngành ghép tạng không phải là kỹ thuật khó, mà bởi sự khan hiếm nguồn mô tạng hiến. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng càng nhiều người đăng ký hiến tạng sau khi chết, càng mở ra nhiều cơ hội sống khỏe mạnh cho người khác.

Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt của EU có hiệu lực từ 9/8
Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 9/8. Theo đó, các nước thành viên EU sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng Tám đến tháng 3/2023.
Bộ Y tế chấn chỉnh việc khám, chữa bệnh với người đồng tính và chuyển giới
Bộ Y tế cho biết, Bộ đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc, y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,5% năm 2022
Dù dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức cao nhưng chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn khuyến cáo các cấp có thẩm quyền cần chủ động ứng phó với lạm phát và theo dõi chặt chẽ về nợ xấu.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...