Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: Chấm dứt dịch AIDS từ hành động của người trẻ

Cập nhật: 16:07 ngày 29/11/2022
(BGĐT) - Tháng 12/1996, tỉnh Bắc Giang xuất hiện ca nhiễm HIV đầu tiên ở địa bàn TP Bắc Giang. Đến nay, toàn tỉnh có 3.578 ca nhiễm HIV; trong đó 2.270 người còn sống, đang được cơ quan chức năng quản lý, điều trị.

Khó khăn của người nhiễm H

Hơn 20 năm qua, chị N.T.T ở TP Bắc Giang sống chung với căn bệnh HIV. Chị biết mình nhiễm H vào cuối năm 2003, không lâu sau khi chồng qua đời. Vậy là hằng tháng, chị đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được kiểm tra sức khỏe, nhận thuốc miễn phí điều trị. 

{keywords}

Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm cho một bệnh nhân nghi nhiễm HIV.

Nhờ kiên trì, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, giờ uống thuốc nên sức khỏe ổn định, chị có thể làm việc bình thường như những người khác. Tuy vậy, từ khi công khai mình nhiễm “H”, cuộc sống gia đình chị bị đảo lộn vì không ít người vẫn còn tâm lý kỳ thị căn bệnh thế kỷ. 

“Có lần tôi vừa xin vào làm công nhân ở Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) được vài tháng thì đồng nghiệp cùng phân xưởng xì xèo, né tránh. Buồn quá, tôi lẳng lặng xin nghỉ rồi lại chật vật đi tìm công việc khác”, chị T nói. 

Cũng như chị T, những người nhiễm bệnh đa số giấu kín, không dám chia sẻ với người thân, bạn bè để tránh bị ảnh hưởng đến công việc, đời sống. Người công khai thì khó tìm việc làm, chưa được sự cảm thông, chia sẻ của xã hội trong khi họ vẫn phải nặng gánh gia đình, lo cho bản thân và con ăn học.

Tháng 12/1996, tỉnh Bắc Giang xuất hiện ca nhiễm HIV đầu tiên ở TP Bắc Giang. Đến nay, toàn tỉnh có 3.578 ca nhiễm; trong đó 2.270 người còn sống, đang được cơ quan chức năng quản lý, điều trị. Những năm qua, hoạt động can thiệp phòng, chống HIV/AIDS được các cấp ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ. 

Mạng lưới cơ sở xét nghiệm, tư vấn, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm H thành lập ở khắp các huyện, TP, trong đó 5 cơ sở xét nghiệm khẳng định là: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Lạng Giang. Người bệnh được điều trị theo các chương trình, dự án và quỹ bảo hiểm y tế nên phần nào vơi bớt khó khăn, tuổi thọ được kéo dài, tỷ lệ mắc mới và chết do HIV giảm dần. 

Năm 2022, toàn tỉnh phát hiện thêm 75 người nhiễm HIV, giảm 14 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi năm, từ các nguồn hỗ trợ, ngành y tế mua 100 thẻ bảo hiểm y tế tặng bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn, nâng tỷ lệ bệnh nhân có thẻ bảo hiểm đạt gần 90%.

Nhiều năm trực tiếp khám, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, bác sĩ Nguyễn Thị Hiển, Phó trưởng Phòng Khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh chứng kiến bệnh nhân hoang mang, lo sợ khi biết mình nhiễm H, có người buông xuôi, muốn tìm đến cái chết. Lúc này, bác sĩ là người bạn đồng hành tư vấn, chia sẻ, động viên giúp họ tin tưởng vào phác đồ điều trị, hợp tác với nhân viên y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. 

Mới đây, chị N.T.H, 24 tuổi, ở huyện Yên Thế bàng hoàng biết mình nhiễm H khi đi khám sức khỏe để làm hồ sơ xuất khẩu lao động. Nhờ được bác sĩ tư vấn, chị dần lấy lại tinh thần, cùng chồng làm hồ sơ bệnh án để điều trị bằng thuốc định kỳ tại Trung tâm.

Đa dạng hình thức truyền thông cho người trẻ

Để thực hiện được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người nhiễm và tử vong liên quan đến căn bệnh này mà Chiến lược quốc gia đề ra, Bắc Giang tập trung mở rộng và đổi mới hoạt động truyền thông, dự phòng lây nhiễm; đa dạng hình thức tư vấn, xét nghiệm phát hiện HIV giúp người dân chủ động nắm bắt, quản lý tình trạng sức khỏe; nâng cao chất lượng điều trị.

{keywords}

Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, ma túy cho học sinh tại Trường THPT Phương Sơn (Lục Nam).

Tính đến hết tháng 11/2022, toàn tỉnh tổ chức truyền thông trực tiếp cho hơn 560 nghìn lượt người. 100% tổ chức đoàn các cấp phối hợp với cơ sở giáo dục tổ chức hội thi, tọa đàm, tuyên truyền kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên.

Bác sĩ Trần Xuân Thanh, Trưởng Khoa HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho biết: “Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực song qua hệ thống giám sát cho thấy HIV vẫn diễn biến phức tạp, chưa giảm sâu. Tỷ lệ lây nhiễm tập trung chủ yếu ở người trẻ, trong độ tuổi lao động từ 25-49 tuổi chiếm tới 76%; ở nam giới chiếm 73%, nữ chiếm 27%, qua đường máu chiếm gần 60%. 

{keywords}

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực song qua hệ thống giám sát cho thấy HIV vẫn diễn biến phức tạp, chưa giảm sâu. Tỷ lệ lây nhiễm tập trung chủ yếu ở người trẻ, trong độ tuổi lao động".

Bác sĩ Trần Xuân Thanh

Đặc biệt là gần đây xuất hiện các ca bệnh phổ biến ở nhóm đối tượng nam giới có quan hệ tình dục đồng tính. Địa bàn có nhiều người nhiễm là: TP Bắc Giang, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam”. Trong khi đó, nhận thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS của một bộ phận thanh niên còn hạn chế. Tình trạng quan hệ tình dục không an toàn trong giới trẻ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh tật khác. 

Thực tế đó cho thấy các cấp, ngành cần có giải pháp tập trung giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức ở nhóm người trẻ tuổi, nhất là công nhân các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên.

Theo ông Lê Tiến Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, mục tiêu cao nhất của hoạt động truyền thông là giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người bệnh; tạo cơ hội cho người bệnh được tham gia học tập, lao động, chăm sóc sức khỏe bình đẳng. 

Để nâng cao kiến thức, hành động của giới trẻ, ngành giáo dục, đoàn thanh niên, công đoàn các cấp cần chủ động phối hợp với trường học, doanh nghiệp, địa phương để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp. Tại trường học, doanh nghiệp, xóm trọ xây dựng mô hình tư vấn, cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV và các biện pháp phòng tránh cho thanh thiếu niên, công nhân lao động.

Bài, ảnh: Mai Toan

Đột phá y học: Tiêm một liều duy nhất điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Ngày 13/6, Đại học Tel Aviv (TAU) của Israel thông báo nhóm nhà nghiên cứu Israel và Mỹ đã phát triển thành công phương pháp mới giúp điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bằng cách tiêm một liều duy nhất.
Chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, xóa bỏ kỳ thị
(BGĐT) - Hướng tới mục tiêu không còn người nhiễm mới căn bệnh thế kỷ, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh vận động người dân thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại, phòng tránh lây nhiễm, xóa bỏ kỳ thị.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Chiều 16/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Bắc Giang: 200 cán bộ, chiến sĩ được tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS
(BGĐT)-Ngày 27/10, Phòng Quân y, Cục Hậu cần (Quân đoàn 2) phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang tổ chức tuyên truyền phòng, chống tác hại của HIV/AIDS cho 200 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2).
Dự phòng lây truyền, khống chế ca nhiễm HIV/AIDS mới
(BGĐT) - Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình can thiệp, giảm thiểu lây nhiễm, điều trị dự phòng căn bệnh HIV/AIDS đạt hiệu quả cao. Qua đó góp phần hỗ trợ người bị ảnh hưởng của căn bệnh thế kỷ sống mạnh khỏe, tiếp tục có thêm niềm tin, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.



Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...