Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe học đường
Sức khỏe học đường
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bệnh truyền nhiễm

Cập nhật: 08:28 ngày 05/05/2022
(BGĐT) - Do đặc điểm lứa tuổi, điều kiện sinh hoạt, học tập thể, cùng các nguy cơ dịch bệnh ngoài môi trường khiến trẻ em trong độ tuổi đi học dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm gây dịch gồm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, tiêu chảy, thủy đậu… Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối quan tâm toàn cầu. Bên cạnh nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mới như: Cúm A/H1N1, cúm A/H7N9, Ebola, MERS-CoV… thì các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, đặc biệt là nhiễm virus SARS-CoV-2 luôn tiềm ẩn. 

{keywords}

Nhân viên y tế khám sức khỏe cho học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Bắc Giang) trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Ảnh: Minh Thu

Theo các chuyên gia, ở độ tuổi học đường, trẻ em tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, khả năng học tập, chất lượng sống của trẻ. Trong khi bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, thậm chí phát triển thành dịch, đại dịch đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người.

Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm thường là các loại vi khuẩn, virus. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi, các mầm bệnh sẽ phát triển gây bệnh cho cơ thể. Trong đó, một số bệnh phát triển trong môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém và xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa; một số bệnh lây truyền qua đường không khí, qua dịch tiết khi ho, hắt hơi hay nói chuyện.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học và y học, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi nhưng một số bệnh truyền nhiễm vẫn lan tràn và còn là mối đe doạ như viêm gan virus, sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết do virut Ebola, nhiễm HIV/AIDS… Một số mầm bệnh trong quá trình phát triển đột biến gây nên bệnh lý mới, rất nặng và khó chẩn đoán như SARS, cúm A H5N1… Điều đáng lo ngại là trẻ em có thể mắc bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, điển hình như virus SARS-CoV-2.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện, trẻ có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch.

Theo nghiên cứu, trẻ em nhất là ở môi trường học đường như nhà trẻ, mầm non, tiểu học… dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân là do trẻ có nhiều tiếp xúc, sinh hoạt ở lớp học nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao. 

Đặc biệt, trẻ có sức đề kháng yếu hơn người lớn nên khi có các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi, môi trường thay đổi, trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus có hại và gây bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển. Một số bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng về sức khỏe thể chất, tinh thần, sức khỏe sinh sản sau này, thậm chí tử vong.

Một số bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như: Cảm lạnh, viêm phổi do phế cầu, tay-chân-miệng, sốt xuất huyết, sởi, quai bị, rubella. Có một số bệnh truyền nhiễm có thể điều trị bằng thuốc đặc hiệu như kháng sinh trong viêm phổi, viêm màng não mủ. 

Tuy nhiên, rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn như bạch hầu, ho gà...; do virus như bại liệt, viêm gan, Covid-19... rất khó khăn trong việc điều trị và khi trẻ mắc bệnh để lại nhiều di chứng, thậm chí tử vong.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cùng với đó, nên hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc bản thân như tránh tiếp xúc những nguy cơ lây bệnh đối với bản thân trẻ và lây lan cho cộng đồng. Cần che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi bị bệnh, giảm tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày để tránh bệnh lây truyền qua da. Không được đi chân trần, ăn thực phẩm không hợp vệ sinh để tránh nhiễm ký sinh trùng giun đũa, giun móc...

Sức khỏe học đường: Cải thiện chiều cao cho trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
(BGĐT) -  Theo đánh giá của Sở Y tế, những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cải thiện về dinh dưỡng cho người dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm nhanh và bền vững. Tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng do thấp còi vẫn ở mức cao (21,2%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, miền.  
Sức khỏe học đường: Để trẻ không thừa cân, béo phì
(BGĐT) - Những năm gần đây, tình trạng trẻ em thừa cân, béo phì trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có xu hướng gia tăng và thường tập trung ở khu vực thành thị, trung tâm các thị trấn. 
Sức khỏe học đường: Quan tâm chăm sóc trẻ hậu Covid-19
(BGĐT) -  Thời gian qua, nhiều trẻ em nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ và bình phục nhanh. Tuy nhiên, một số bệnh nhi có biểu hiện mắc hội chứng hậu Covid-19.
BS Nguyễn Văn Dũng
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...