Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tân Yên >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ông Thân Hải Đăng-trưởng thôn tận tụy

Cập nhật: 11:39 ngày 15/05/2020
(BGĐT) - Không chỉ là điển hình trong sản xuất nông nghiệp, ông Thân Hải Đăng (SN 1969),  thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) còn là trưởng thôn gương mẫu, tận tụy với việc chung, được nhân dân tin yêu.

Cơ ngơi của gia đình ông Thân Hải Đăng nằm dưới chân núi Dành. Dưới phần đất thấp, ông đào ao thả cá, trên đồi trồng sâm Nam - giống cây quý, sản phẩm đặc trưng của núi Dành. Được biết, học hết THPT, ông Đăng ở nhà làm nông nghiệp, tham gia công tác tại địa phương. Sau nhiều năm đảm nhận vai trò Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Nông dân, từ năm 2008 đến nay ông làm trưởng thôn.

{keywords}

Ông Thân Hải Đăng chăm sóc vườn Sâm nam.

Do diện tích đất nông nghiệp manh mún lại chỉ sản xuất được một vụ nên trước kia đời sống người dân trong thôn khó khăn. Để phá thế độc canh cây lúa, năm 2013, ông Đăng đi đầu trong việc dồn đổi ruộng để đào hơn 1,2 mẫu ao thả cá và hơn 3 ha vườn đồi. Tại vườn đồi, cùng với một số loại cây ăn quả, ông trồng sâm Nam. 

Theo lời ông, khoảng 20 năm trước ở Tân Yên chỉ có hai cây sâm Nam cổ trong đó gia đình ông có một cây khoảng 60 năm tuổi. Để phát triển loại cây quý này, năm 2007, ông quyết định nhân giống. Đến nay trong vườn của gia đình đã có hơn 3 nghìn cây, mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm ông thu hơn 200 triệu đồng từ ao nuôi cá, gần 50 triệu đồng từ nuôi ong cùng hàng chục triệu đồng từ chăn nuôi gia cầm, cây ăn quả. “Mới đây, tôi đứng ra thành lập hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ sâm Nam núi Dành với 11 thành viên do tôi làm giám đốc. Hy vọng sự liên kết này sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển, khai thác tiềm năng núi Dành ban tặng”, ông Đăng chia sẻ.

Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, ông Đăng còn tận tuy, trách nhiệm với việc chung. 12 năm qua ông nhận nhiệm vụ “vác tù và hàng tổng” thì 12 năm liền thôn Đồng Sen đạt danh hiệu làng văn hóa. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 67 triệu đồng/người/năm (cao hơn bình quân chung của xã), thôn chỉ còn 3 hộ nghèo. Có được thành tích đáng khích lệ này, từ năm 2010, chi bộ, ban quản lý thôn đưa ra chủ trương vận động nhân dân chuyển đổi diện tích ruộng trũng sang nuôi thủy sản, trồng hành, tỏi và làm vườn đồi. 

Để người dân làm theo, ông Đăng cùng cấp ủy mạnh dạn làm trước, sau đó "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền. Đến nay, 50 hộ trong thôn đã thực hiện mô hình đào ao nuôi cá với tổng diện tích khoảng 14 ha, các hộ còn lại tập trung vào trồng cây rau mầu hàng hóa, nuôi gia cầm, mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Kinh tế phát triển, người dân trong thôn tập trung làm đường giao thông, nhà văn hóa, xây cổng làng. Nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, ông Đăng luôn được người dân trong thôn tin tưởng, yêu quý.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thịnh: "Truyền lửa" võ thuật trên đất Cầu Vồng
(BGĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cầu Vồng vốn có truyền thống thượng võ, hơn 20 năm qua, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thịnh (SN 1957) ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có công lớn trong việc kế thừa, gây dựng và phát triển phong trào tập luyện võ thuật cổ truyền trên địa bàn huyện.
"Nghề giáo đã chọn tôi"
(BGĐT) - Tôi từng nghe Thạc sĩ Nguyễn Văn Nam (SN 1982), Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Trường THPT Tân Yên số 2 dành cả buổi tối để trực tuyến sửa bài cho học sinh hay dùng mạng xã hội facebook, zalo cá nhân bán nông sản cho gia đình học sinh khó khăn. Gần đây, có dịp gặp gỡ, trò chuyện với thầy Nam, mới biết anh còn nhiều điều thú vị hơn thế.

Châu Giang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...