Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tân Yên >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm sâm Nam núi Dành

Cập nhật: 12:57 ngày 27/02/2021
(BGĐT)- Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” còn lưu lại tư liệu như sau: “Cát Sâm: Cũng gọi là nam sâm, sản ở đỉnh núi Chung Sơn, huyện Yên Thế (núi Dành, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ngày nay- PV) da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm sản ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt”. Điều này đã nói lên giá trị của sâm Nam núi Dành.

{keywords}

Núi Dành-nơi có sản phẩm sâm Nam nổi tiếng.

Sâm nam núi Dành còn lưu tồn đến ngày nay

Năm 2015, với sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ bằng việc cho phép thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm Nam núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đã bước đầu định danh, phân loại, xác định một số dược chất và đề xuất phương án bảo tồn nguồn gen cây sâm nam núi Dành. Theo đó, hàm lượng dược chất của sâm nam núi Dành được đánh giá ngang bằng với sâm Hàn Quốc và bằng 1/3 sâm Ngọc Linh.

Kết quả đề tài khoa học trên cũng cho thấy, hàm lượng Saponin (chất quyết định để xác định, đánh giá chất lượng một giống sâm) trong cây sâm núi Dành càng lớn tuổi thì càng cao. Ở củ sâm 5 tuổi, Saponin đạt tới 3,8% khối lượng khô.

Saponin trong sâm có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như axit amin, vitamin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa; làm long đờm, chữa ho; làm tăng tính thấm của tế bào trong cơ thể, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus; một số saponin có mặt trong sâm có tác dụng chống lại các tế bào ung thư…

Đặc điểm của sâm Nam núi Dành 

Quan sát, nghiên cứu cho thấy sâm nam núi Dành là loài dây leo mảnh, yếu thường nằm bò trên mặt đất hoặc phải tựa, cuốn theo cành lá cây khác để vươn lên.

Thân thẫm màu hoặc xám nhưng rất mờ nhạt (có màu tối đến nâu thẫm), ngọn non có nhiều lông tơ ngắn, màu vàng đậm; lá kép mọc so le, số lá chét luôn lẻ (3 lá ở cây non, 5 hoặc 7 lá ở cây lớn tuổi hơn).

Các lá chét mọc đối xứng trừ lá ở đầu cành, hình trứng hơi bầu, màu xanh thẫm, mặt lá bóng (nếu đủ nước và dinh dưỡng), đầu lá nhọn; mầm và chùm hoa mọc từ nách chùm lá, hoa mọc thành chùm phía cuối chùm hoa to, càng lên trên thu nhỏ dần, cuống chùm hoa dài, các hoa trên chùm xếp sít nhau, giống hoa đậu màu trắng ngà, mùi thơm; quả đậu có 1 – 3 hạt.

Hạt sâm nam núi Dành hầu như không nảy mầm. Bộ phận thu hoạch chính là củ hình thành từ rễ, có kích thước nhỏ, chậm lớn, màu vàng, nạc và ít xơ.

Cần giải pháp toàn diện

Đến nay, sau nhiều nỗ lực của giới khoa học, các cấp chính quyền và nhân dân, sâm núi Dành đã hồi sinh, được ghi nhận và khách hàng biết đến. Sơ bộ nhận định, diện tích sâm hiện có của toàn vùng vào khoảng 5 ha, trong đó diện tích sâm từ 5 năm tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cả khu vực núi Dành khoảng 300 ha này.

Về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như thị trường để phát triển, mở rộng quy mô, sản lượng sâm núi Dành, thiết nghĩ cần thực hiện một số giải pháp mang tính toàn diện. Trước hết, nghiên cứu sâu hơn về thành phần, khối lượng dược chất và tác dụng tốt của sâm nam núi Dành đối với sức khỏe con người. So sánh với các giống sâm khác để khẳng định đẳng cấp, thứ hạng loài sâm này.

{keywords}

Sâm Nam được nhiều hộ dân nhân giống và trồng dưới chân núi Dành. Ảnh: Huy Nam

Bên cạnh đó, cần cải tiến quy trình nhân giống. Sâm nam núi Dành là cây khó nhân giống vì hạt hầu như không nảy mầm, tỷ lệ giâm hom thành công chỉ đạt 29% trong khi nhân giống bằng nuôi cây mô tuy cho tỷ lệ sống cao nhưng thời gian kéo dài, chi phí lớn. Để có khối lượng giống đủ lớn, sớm cung cấp cho nhu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để tăng tỷ lệ thành công khi nhân giống bằng biện pháp giâm hom, đồng thời tiến hành chuyển giao công nghệ nhân giống bằng giâm hom cho người dân để phục vụ nhu cầu về cây giống.

Thay đổi quy trình canh tác, thu hoạch sâm cũng cần được quan tâm. Quy trình canh tác và thu hoạch sâm đang phố biến là thực hiện thu tỉa, nghĩa là cùng một cây sâm đủ tuổi, củ lớn được thu hoạch, củ nhỏ để lại tiếp tục chăm sóc và thu hoạch sau. Quy trình này không phù hợp với sản xuất quy mô lớn vì năng suất thấp, chi phí lớn vừa có thể ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của sâm.

Về lâu dài cần có quy trình sản xuất đồng loạt theo lô, thửa; các lô thửa bố trí luân phiên theo thời gian trước sau để mỗi năm đều có sâm đủ tuổi được thu hoạch. Trong canh tác, cần hạn chế dây sâm bò trên mặt đất để hạn chế cây hình thành rễ phụ làm tiêu tốn dinh dưỡng nuôi củ trên gốc chính của cây.

{keywords}

Sản phẩm sâm Nam núi dành hiện phần lớn được ngâm rượu hoặc hãm nước uống.

Khi sản xuất quy mô lớn, quy trình sản xuất đồng loạt và được tối ưu, thu hoạch đồng loạt, sản phẩm thu hoạch mặc dù tương đối đồng đều, nhưng vẫn sẽ có củ phát sinh sau non tuổi, kích thước nhỏ cùng được thu hoạch. Do đó, cần phân sản phẩm thành các thứ hạng khác nhau, phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau. Đồng thời, xúc tiến các công nghệ, dây chuyền chế biến để đa dạng hóa sản phẩm từ các nguyên liệu như: Củ non, củ nhỏ, hoa … thậm chí thân lá sâm.

Ths.Hà Văn Thiêm 

(Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang)

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương thăm một số mô hình sản xuất tại huyện Tân Yên
(BGĐT)-Ngày 15/2 (tức mùng 4 Tết Tân Sửu), Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương thăm một số mô hình và chỉ đạo sản xuất đầu năm tại huyện Tân Yên. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương.
Tân Yên xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(BGĐT) - Với sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã giành được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Kết quả đó được ghi nhận bằng thành tích huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đầu năm 2020 (trước 1 năm so kế hoạch). Đây là tiền đề để Tân Yên phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025.
Tân Yên: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, mỗi năm thu lãi gần 1 tỷ đồng/ha
(BGĐT)- Ngày 28/1, đồng chí Đinh Đức Cảnh, Bí thư Huyện ủy Tân Yên (Bắc Giang) thăm mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới của đoàn viên thanh niên Nguyễn Văn Đinh (SN 1987), thôn Lý Cốt, xã Phúc Sơn.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...