Thứ sáu, 10/05/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Anh-Mỹ trong thế kỷ 21

Cập nhật: 07:52 ngày 10/06/2021
Ngày 10/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) diễn ra tại vùng England. Cuộc gặp được cho là sẽ định hình quan hệ đồng minh Anh-Mỹ trong thế kỷ 21.

80 năm trước, vào ngày 14/8/1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký kết “Hiến chương Đại Tây Dương” nhằm xác lập trước trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II và là cơ sở hình thành Liên hợp quốc và NATO. Sau đó, năm 1946, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài diễn văn lịch sử “Nguồn tiếp sức cho hòa bình” (Sinews of Peace) tại Đại học Westminster ở Missouri (Mỹ), trong đó đề cập tới “mối quan hệ đặc biệt” Anh-Mỹ.

80 năm sau, Thủ tướng Anh Johnson và Tổng thống Mỹ Biden sẽ gặp nhau tại thành phố cảng Cornwall nằm bên bờ Đại Tây Dương và dự kiến sẽ ký kết một phiên bản mới của văn kiện năm 1941 tập trung vào các thách thức hiện đại. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo kỳ vọng sẽ nỗ lực tạo ra một trật tự hậu đại dịch Covid-19 giống như cách mà Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 đã được định hình trước một trật tự thế giới mới.
{keywords}

Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: “Cũng như hai quốc gia đã làm việc cùng nhau để xây dựng lại thế giới sau Chiến tranh thế giới II, Anh và Mỹ cũng sẽ áp dụng sức mạnh tổng hợp của mình cho những thách thức to lớn mà thế giới phải đối mặt ngày nay, từ quốc phòng và an ninh toàn cầu đến xây dựng trở lại tốt hơn từ đại dịch Covid-19 đến ngăn chặn biến đổi khí hậu”.

Phát biểu trước cuộc gặp thượng đỉnh, Thủ tướng Anh Johnson nói: “Trong khi Churchill và Roosevelt phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để giúp thế giới phục hồi sau một cuộc chiến tàn khốc, ngày nay chúng ta phải tính đến một thách thức rất khác nhưng không kém phần đáng sợ, làm thế nào để xây dựng trở lại tốt hơn từ đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra. Và khi chúng tôi làm như vậy, hợp tác giữa Anh và Mỹ, đối tác thân thiết nhất và đồng minh lớn nhất, sẽ rất quan trọng đối với tương lai của sự ổn định và thịnh vượng của thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Các thỏa thuận mà Tổng thống Biden và tôi sẽ thực hiện, bắt nguồn từ các giá trị và triển vọng chung của chúng ta, sẽ tạo thành nền tảng của sự phục hồi toàn cầu bền vững. 80 năm trước, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã sát cánh cùng nhau hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn. Hôm nay chúng tôi cũng làm như vậy”.

Dự kiến, Hiến chương mới sẽ đề cập tới những mối đe dọa mới mà thế giới phải đối mặt như tấn công mạng, khủng hoảng khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Hai bên cũng sẽ thảo luận việc bảo vệ Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành, mở cửa đi lại bằng đường hàng không đến Mỹ, công nghệ và thương mại. Một nhóm công tác vận tải sẽ được thành lập để xem xét việc mở cửa du lịch giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Vụ tai nạn đường sắt tại Pakistan: 43 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương
Cập nhật thông tin về vụ hai đoàn tàu cao tốc đâm vào nhau xảy ra ngày 7/6 tại Daharki thuộc tỉnh Sindh, Pakistan, giới chức nước này cho biết số nạn nhân thiệt mạng đã tăng lên 43 người, trong khi hàng chục người bị thương.
Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST). Đạo luật nêu rõ Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, được ký kết tại thành phố Helsinki (Phần Lan) ngày 24/3/1992.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...