Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tổng tư lệnh quân đội trở thành tân Thủ tướng Myanmar

Cập nhật: 11:09 ngày 02/08/2021
Người đứng đầu lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing đã trở thành Thủ tướng nước này trong một chính phủ tạm quyền mới được thành lập, tròn nửa năm sau cuộc đảo chính quân sự.

Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar ngày 1/8 công bố sắc lệnh thành lập chính phủ tạm quyền. Theo đó, Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhận cương vị Thủ tướng, còn Phó thống tướng Soe Win làm Phó Thủ tướng.

{keywords}

Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang kiêm tân Thủ tướng Myanmar Min Aung Hlaing (Ảnh: Reuters).

Ông Min cam kết sẽ tổ chức bầu cử "tự do và công bằng" vào tháng 8/2023 và khẳng định chính quyền của ông đã sẵn sàng để hợp tác với nhân vật sẽ đóng vai trò đặc phái viên của ASEAN phụ trách vấn đề Myanmar.

Thông báo lập ra chính phủ tạm quyền được công bố tròn 6 tháng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân sự hôm 1/2 vì cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái. Ông Min đã trở thành chủ tịch của Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) - cơ quan được thành lập ngay sau đảo chính và điều hành Myanmar từ đó tới nay. Từ ngày 1/8, chính phủ tạm quyền của Myanmar đảm nhận vị trí thay SAC.

Ông Min cam kết, chính quyền Myanmar sẽ hợp tác với bất cứ đặc phái viên nào mà ASEAN bổ nhiệm. Hôm nay, các ngoại trưởng ASEAN dự kiến sẽ họp để thống nhất lựa chọn ra một nhân vật có nhiệm vụ bảo đảm chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền do quân đội Myanmar ủng hộ và phe đối lập.

Sau cuộc đảo chính, Myanmar phải đối mặt với tình hình chính biến căng thẳng khi hàng trăm nghìn người biểu tình xuống đường phản đối quân đội trong nhiều tháng qua. Ngoài ra, quân đội cũng phải đối diện với các cuộc đình công làm tê liệt nhiều hoạt động ở khối nhà nước và khối tư nhân, cũng như sự gia tăng các cuộc xung đột giữa quân đội và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở biên giới.

Theo tổ chức phi chính phủ AAPP, 939 người dân dường như đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình khi quân đội sử dụng biện pháp mạnh để giải tán đám đông. Ít nhất, 6.990 người khác có thể đã bị bắt. Trong khi đó, quân đội cho biết, số lượng người biểu tình thiệt mạng thấp hơn con số trên, và nhiều thành viên lực lượng vũ trang cũng tử vong trong các cuộc đối đầu bạo lực.

Quân đội Myanmar cũng tuyên bố phản ứng của họ với người biểu tình là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế khi phải đối mặt với mối đe dọa liên quan tới an ninh quốc gia.

Ấn Độ và Trung Quốc thiết lập thêm đường dây nóng quân sự
Lục quân Ấn Độ ở Kongra La, phía Bắc bang Sikkim và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Khamba Dzong thuộc Khu tự trị Tây Tạng, đã thiết lập một đường dây nóng nhằm tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và mối quan hệ chân thành dọc khu vực biên giới.
Quách Thị Lan cần gì để bứt phá ở bán kết Olympic?
Kỹ thuật vượt rào và bước tiếp đất để chạy không rào những điều mà Quách Thị Lan phải khắc phục nếu muốn tạo nên địa chấn ở bán kết 400m rào Olympic 2020 hôm nay 2/8.

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...