Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại sứ Pháp trở lại Mỹ sau căng thẳng về AUKUS

Cập nhật: 08:05 ngày 30/09/2021
Sau gần hai tuần xảy ra bất đồng liên quan tới thỏa thuận an ninh ba bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), ngày 29/9, Đại sứ Pháp Philippe Etienne đã trở lại Mỹ.

Theo thông báo, Đại sứ Etienne đã đến sân bay quốc tế Dulles ở thủ đô Washington. Việc ông trở lại Mỹ diễn ra sau cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden, trong đó Tổng thống Mỹ thừa nhận rằng Washington nên trao đổi hiệu quả hơn với đồng minh lâu năm của mình tại châu Âu. 

{keywords}

Đại sứ Pháp Philippe Etienne hồi tháng 6/2018. Ảnh: AFP.

Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí giảm căng thẳng và cam kết thực thi tiến trình "tham vấn sâu rộng... nhằm bảo đảm sự tin cậy", đưa ra những đề xuất cụ thể hướng tới các mục tiêu chung. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí gặp nhau tại châu Âu vào cuối tháng 10 tới để "đạt được hiểu biết chung và duy trì động lực của tiến trình này" nhằm khôi phục lòng tin, song không công bố địa điểm cụ thể.

Trước đó, quan hệ Pháp - Mỹ đã bị ảnh hưởng do tranh cãi liên quan đến thỏa thuận AUKUS và việc Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD với Pháp như một phần trong AUKUS. Theo thỏa thuận, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, Australia sẽ là nước thứ hai được tiếp cận công nghệ của Mỹ để đóng tàu ngầm hạt nhân, sau khi Anh được tiếp cận công nghệ này năm 1958.

Pháp đã phản ứng khá gay gắt với thỏa thuận AUKUS nói trên. Đại sứ Etienne đã được triệu hồi về Pháp ngày 17/9 để tham vấn.

Mỹ - Pháp hàn gắn sau khủng hoảng ngoại giao vì thỏa thuận tàu ngầm
Tổng thống Mỹ và Pháp đã nhất trí hàn gắn quan hệ song phương sau thỏa thuận tàu ngầm gây tranh cãi của Australia.
Lãnh đạo Pháp - Mỹ sẽ sớm điện đàm giải quyết căng thẳng liên quan đến hợp đồng mua bán tàu ngầm
Người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal ngày 19/9 thông báo Tổng thống nước này Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ tiến hành điện đàm trong vài ngày tới trong bối cảnh căng thẳng bùng lên liên quan đến một hợp đồng mua bán tàu ngầm.
Australia phản ứng việc Pháp triệu hồi Đại sứ
Ngày 18/9, Australia cho biết lấy làm tiếc về việc Pháp quyết định triệu hồi Đại sứ tại Canberra liên quan đến thỏa thuận an ninh giữa Australia với Mỹ và Anh.
Pháp triệu hồi các đại sứ tại Mỹ, Australia để tham vấn
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 17/9 thông báo nước này đã triệu hồi các đại sứ tại Mỹ và Australia để tham vấn sau khi Canberra từ bỏ thỏa thuận mua các tàu ngầm của Pháp trị giá khoảng 40 tỷ USD để chuyển sang các tàu của Mỹ.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...