Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do từ bỏ khí đốt của Nga

Cập nhật: 16:43 ngày 19/12/2022
Theo hãng tin Mỹ, châu Âu đã thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do chi phí năng lượng tăng cao sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ mà châu Âu phải đối mặt chỉ mới bắt đầu.
{keywords}

Trạm nén khí đốt OGE, một trong những trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu, ở Werne, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN.

Bloomberg cho hay sau mùa đông này, châu Âu phải nạp thêm khí đốt vào kho dự trữ mà không có hoặc có rất ít nguồn cung từ Nga. Việc này sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các tàu chở nhiên liệu.

Ngay cả khi châu Âu có thêm nhiều cơ sở để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng trực tuyến, thị trường dự kiến sẽ vẫn khan hiếm cho đến năm 2026, thời điểm Mỹ và Qatar có thể bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Điều này đồng nghĩa giá khí đốt cao sẽ tiếp diễn.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), trong khi các chính phủ có thể giúp các công ty và người tiêu dùng trang trải phần lớn thiệt hại thông qua các khoản hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD thì tình trạng khẩn cấp vẫn có thể kéo dài trong nhiều năm. Với lãi suất tăng và việc các nền kinh tế có khả năng đã suy thoái, những khoản hỗ trợ đã giảm bớt thiệt hại cho hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ông Martin Devenish, giám đốc công ty tư vấn S-RM, cho biết: "Một khi bạn cộng thêm tất cả các khoản cứu trợ, trợ cấp thì đó là một số tiền lớn đến nực cười”. "Các chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc quản lý cuộc khủng hoảng này vào năm tới", ông Devenish nhấn mạnh.

Bloomberg cho rằng khả năng tài chính của các chính phủ đang trong tình trạng căng thẳng. Khoảng một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gánh nợ với tổng giá trị đã vượt quá giới hạn 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối.

Dựa trên dữ liệu thị trường, Bloomberg tính toán rằng người tiêu dùng và các công ty đã phải trả thêm khoảng 1.000 tỷ USD do giá năng lượng đắt đỏ hơn, nhưng không phải tất cả đều đều được bù đắp bằng các gói hỗ trợ.

Khi xem xét nhu cầu và sự gia tăng về giá cả, tổ chức tư vấn Bruegel cũng đưa ra một con số ước tính tương tự và đã được IMF công bố trong một báo cáo trong tháng này, Bloomberg cho biết thêm.

Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu
Với các sáng kiến ​​​​trong lĩnh vực năng lượng, Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu trở thành một trung tâm toàn cầu để định giá khí đốt tự nhiên.
Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng
Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
EU tuyên bố đã thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp khác đáng tin cậy.
Nga thu về gấp đôi dù xuất khẩu khí đốt sang châu Âu sụt giảm
Giá năng lượng tăng cao giúp Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom bù đắp thiệt hại từ việc sụt giảm nguồn cung sang châu Âu.
Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt của EU có hiệu lực từ 9/8
Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 9/8. Theo đó, các nước thành viên EU sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng Tám đến tháng 3/2023.
Theo Tin Tức
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...