Giá dầu lao dốc, giá khí đốt châu Âu xuống thấp nhất kể từ năm 2021
Ngày 4/1, giá dầu toàn cầu đã giảm do lo ngại về nhu cầu thấp của Trung Quốc và giá khí đốt của châu Âu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021 do thời tiết mùa đông ôn hòa.
Ảnh minh hoạ.
Giá dầu thô kéo dài mức giảm so với một ngày trước đó, giảm gần 5% do lo ngại về nhu cầu thấp tại nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid ở nước này gia tăng mạnh.
Vào khoảng 16 giờ GMT (21 giờ Việt Nam), dầu WTI giao trong tháng 2 đã giảm 4,9% xuống 73,15 USD/thùng. Trong khi dầu Brent giao tháng 3, giảm 4,9% xuống 78,11 USD/thùng.
Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên bán buôn ở châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021 do thời tiết mùa đông ôn hòa làm giảm nhu cầu, xóa sạch mọi mức tăng đạt được vào năm ngoái.
Theo Reuters ngày 23/12, giá dầu thô thế giới đã tăng mạnh trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Nga cắt giảm sản lượng. Chốt phiên trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đã tăng 2,07 USD lên mức 79,56 USD/thùng.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2 USD vào phiên 21/12, sau khi báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Song đà tăng giá của “vàng đen” bị hạn chế phần nào bởi thông tin một cơn bão tuyết sẽ ảnh hưởng tới mùa du lịch lễ hội cao điểm tại Mỹ.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 14/12, sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm nay và năm tới.
Đức đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống kể từ ngày 1/1, theo cam kết đã đưa ra trước đó, dù lệnh cấm vận dầu của EU loại trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống.
Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu, lương thực; bình ổn thị trường, giá cả; bảo đảm Tết an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh… Đó là những chỉ đạo nổi bật của Chính phủ tại Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022.