Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kim ngạch thương mại Nga - Trung Quốc: Kỳ vọng đạt cột mốc mới

Cập nhật: 09:00 ngày 16/01/2023
Số liệu mới công bố của Hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục lập đỉnh mới. Đây là tín hiệu đáng chú ý, đặc biệt với Nga, trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng ngày càng xích gần nhau vì lợi ích chung. Từ đó, có thể kỳ vọng vào cột mốc cao hơn về kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2023.
{keywords}

Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Nga với Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Dữ liệu ghi nhận, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc vào năm 2022 đạt mức kỷ lục hơn 190 tỷ USD, tăng tới 29,3% so với năm 2021. Trong đó, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Nga trị giá 76,122 tỷ USD, tăng 12,8%. Lượng hàng hóa giao theo chiều ngược lại tăng 43,4%, đạt 114,149 tỷ USD. 

Riêng tháng 12/2022, kim ngạch thương mại hai chiều đạt tới 17,804 tỷ USD. Tháng cuối năm 2022 cũng là tháng thứ 6 liên tiếp chứng kiến hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Nga tăng mạnh. Dữ liệu thương mại của Trung Quốc với hơn 20 quốc gia và khu vực ghi nhận, Nga đã trở thành nước dẫn đầu về tăng trưởng tổng thương mại và xuất khẩu sang Trung Quốc vào năm 2022.

Những dấu ấn hợp tác mới nối dài nỗ lực thắt chặt liên kết kinh tế giữa Nga và Trung Quốc - một xu hướng liên tục được thúc đẩy kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát vào đầu năm 2022. 

Theo giới quan sát, đây là hướng đi tất yếu trong bối cảnh hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tác động tiêu cực tới hai nền kinh tế. Kể từ sau lần gặp mặt giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Olympic Bắc Kinh năm 2008, thương mại song phương đã bùng nổ theo hướng hai bên cùng có lợi. Ngay trong năm 2021, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng tới 35,8% so với năm trước đó, chạm mức kỷ lục 146,887 tỷ USD.

Trên đà phát triển, Nga tiếp tục ráo riết tìm kiếm cơ hội thị trường mới từ Trung Quốc, còn quốc gia đông dân nhất thế giới cũng tích cực tìm hàng hóa và nguyên liệu giá rẻ, đặc biệt là dầu và than từ nước láng giềng để giải quyết khủng hoảng nhiên liệu. Vì vậy, từ tháng 5/2022, Nga đã thay thế Saudi Arabia trở thành nước cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc, đồng thời trở thành thị trường hàng đầu cho tiền tệ Trung Quốc.

Theo Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga), lượng khí tự nhiên từ Nga truyền sang Trung Quốc qua đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đã tăng tới 50% trong năm 2022. Các công ty Trung Quốc còn dần lấp đầy khoảng trống mà các thương hiệu phương Tây để lại ở Xứ Bạch dương sau khi rút đi. Đơn cử, thị phần của điện thoại thông minh Trung Quốc tại Nga đã tăng dần từ khoảng 50% trong quý đầu năm 2022 lên hơn 70% hiện nay, trong khi lượng ô tô Trung Quốc tiêu thụ tại đây tăng nhanh.

Nhìn về tương lai năm 2023, các chuyên gia kinh tế nhận định, trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh vì nhiều lý do. Tin cậy chính trị hai bên ngày càng được củng cố, trở thành nền tảng thúc đẩy phát triển. Nga hiện đặt mục tiêu củng cố kinh tế vùng Viễn Đông, trong khi Trung Quốc sau 3 năm chật vật với dịch Covid-19 đang từng bước mở cửa trở lại, hướng tới phục hồi kinh tế mạnh mẽ. Nhiều lĩnh vực tiềm năng vẫn tiếp tục được mở rộng khai thác, như năng lượng, hàng không - vũ trụ, y học, đổi mới sáng tạo…

Nhiều dự án giữ vai trò quan trọng đối với thương mại song phương cũng đã hoàn thành, đơn cử như tuyến đường vận tải xuyên biên giới vượt sông Hắc Long Giang, nối Hắc Long Giang (Trung Quốc) và Amurzet (Nga), vừa thông xe trong những ngày đầu năm mới. Trước đó không lâu, cầu cao tốc nối Hắc Hà (Trung Quốc) với Blagoveshchensk (Nga), cầu đường sắt đầu tiên nối Hắc Long Giang (Trung Quốc) với Nizhneleninskoye (Nga)… đã đi vào vận hành. Những dự án “huyết mạch” này hứa hẹn giải quyết tình trạng năng lực vận chuyển không đáp ứng đủ thương mại song phương gia tăng.

Những yếu tố trên sẽ là tiền đề quan trọng nâng trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc lên con số 250 tỷ USD/năm như lãnh đạo hai nước kỳ vọng.

Đức ngừng nhập khẩu dầu Nga qua đường ống
Đức đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống kể từ ngày 1/1, theo cam kết đã đưa ra trước đó, dù lệnh cấm vận dầu của EU loại trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống.
Nền kinh tế Nga chỉ suy giảm 2% trong năm 2022
Chính phủ Nga ngày 28/12 đã tổ chức hội nghị tổng kết cuối năm để xem xét kết quả kinh tế sơ bộ năm 2022.
Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu
Ngày 26/12, hãng tin TASS của Nga dẫn phát biểu mới đây của Phó Thủ tướng Alexander Novak cho hay thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn mở cửa cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng trong 11 tháng của năm 2022 nguồn cung LNG đã tăng lên mức 19,4 tỷ m3.
Đồng ruble Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng
Sau nhiều tháng chống chọi tốt trước loạt lệnh trừng phạt hà khắc của phương Tây, đồng ruble của Nga đã mất giá mạnh trở lại.
Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...