Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Năm 2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3%

Cập nhật: 08:04 ngày 18/01/2023
Ngày 17/1, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước đạt 121.020,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 3% so năm 2021.
{keywords}

Sản xuất linh kiện điện tử tại một doanh nghiệp ở thành phố Bắc Kinh. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so cùng kỳ năm 2021.

Lĩnh vực tiêu dùng cơ bản ổn định, trong đó doanh số tiêu thụ các mặt hàng nhu yếu phẩm và bán lẻ trực tuyến tăng nhanh, tổng giá trị bán lẻ hàng tiêu dùng xã hội năm 2022 đạt 43.973,3 tỷ nhân dân tệ, giảm 0,2% so năm 2021.

Đầu tư vào tài sản cố định tăng trưởng ổn định, trong đó đầu tư vào các ngành công nghệ cao tăng trưởng tốt; tổng giá trị đầu tư tài sản cố định trong cả nước đạt 57.213,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,1% so năm 2021.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

Năm 2022, tình hình việc làm ở Trung Quốc cơ bản ổn định, tạo thêm 12,06 triệu việc làm ở thành thị, vượt chỉ tiêu đề ra là 11 triệu. Tháng 12, tỷ lệ thất nghiệp theo điều tra ở khu vực thành thị trong cả nước là 5,5%, giảm 0,2 điểm phần trăm so tháng trước.

Theo đánh giá, năm 2022, nền kinh tế nước này đối mặt môi trường quốc tế đầy biến động và nhiệm vụ cải cách, phát triển rất nặng nề, việc phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội đã được kết hợp hiệu quả, đưa khối lượng nền kinh tế bước lên nấc thang mới, ổn định việc làm và giá cả, cải thiện đời sống người dân.

Nhận định về tình hình năm 2023, đại diện Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết, nước này vẫn đứng trước ba sức ép lớn là nhu cầu trong nước giảm, cú sốc về nguồn cung và kỳ vọng suy yếu; nền tảng cho sự phục hồi kinh tế chưa vững chắc. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm là điều phối tốt hơn giữa phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội, giữa phát triển và an ninh, đi sâu cải cách và mở cửa toàn diện, tăng cường niềm tin thị trường, ổn định tăng trưởng, việc làm và giá cả, để thúc đẩy nền kinh tế chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả chất lượng và đạt mức tăng trưởng hợp lý.

Kim ngạch thương mại Nga - Trung Quốc: Kỳ vọng đạt cột mốc mới
Số liệu mới công bố của Hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục lập đỉnh mới. Đây là tín hiệu đáng chú ý, đặc biệt với Nga, trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng ngày càng xích gần nhau vì lợi ích chung. Từ đó, có thể kỳ vọng vào cột mốc cao hơn về kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2023.
Hoạt động xuất, nhập khẩu: Đón bắt cơ hội Trung Quốc mở cửa thị trường
(BGĐT) - Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc khôi phục trạng thái hoạt động bình thường tại các cửa khẩu đối với Việt Nam, gỡ bỏ biện pháp xét nghiệm Covid-19. Điều này mở ra cơ hội lớn cho xuất, nhập khẩu hàng hoá ở các địa phương, trong đó có Bắc Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch tập đoàn xây dựng hàng đầu Trung Quốc
Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương – một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.
Theo Nhân Dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...