Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
Thế giới / Hồ sơ - Tư liệu
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Shula Cohen - "Viên ngọc trai" quý của tình báo Israel

Cập nhật: 16:07 ngày 01/05/2020
Lấy biệt danh “Ngọc trai” trong làng tình báo Israel, Shulamit Kishik-Cohen từng được Văn phòng Tổng thống Israel vinh danh vì những cống hiến và đóng góp to lớn của bà cho đất nước trong 14 năm nằm vùng tại Liban. Trong buổi xét xử tội danh gián điệp, công tố viên còn miêu tả bà là người phụ nữ “dùng một tay rung chuyển cả thế giới”.

Shulamit sinh ra tại Argentina vào năm 1917. Cha của nữ điệp viên này là người Syria và kiếm sống bằng nghề dệt may. Đến những năm 1920, gia đình Kishik-Cohen chuyển từ Nam Mỹ sang Jerusalem.

Tại đây, Shula được vào học tại ngôi trường danh tiếng Evelina de Rothschild. Tuy nhiên, sau đó do cuộc khủng hoảng tài chính tại Argentina, kinh tế của gia đình nhà Kishik-Cohen kém dần. Bước sang tuổi 17, cuộc đời của Shula thay đổi hoàn toàn.

{keywords}

Nữ điệp viên Shulamit Kishik-Cohen dành 14 năm ở Liban thu thập tin tức tình báo cho Israel.

Mẹ của Shula đưa bà đến một tiệm may và mua cho một chiếc váy đắt tiền. Shula được mẹ bảo sẽ đón những vị khách quan trọng từ Liban tới. Hóa ra, cha mẹ của Shula đã tìm cho con gái một người chồng giàu có, với tuổi gấp 2 lần cô.

Chú rể là Joseph Cohen – một thương nhân người Do Thái làm việc tại thủ đô Beirut (Liban). Vào thời điểm đó, Beirut được ví như “Paris của Trung Đông”. Shula buộc phải rời xa gia đình ở Jerusalem. Chia sẻ suy nghĩ trong cuộc sách viết về cuộc đời có tiêu đề “Shulamit’s Song: The Story of the Zionist Spy” (lược dịch “Bài hát của Shulamit: Câu chuyện nữ điệp viên theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái’), Shula cho biết bà cảm giác như “rơi khỏi nóc nhà của thế giới” và ví Jerusalem là “nơi gần với thiên đường nhất”.

Tại Beirut, nhà của Shula gần một giáo đường và câu lạc bộ của phong trào thanh niên theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Hàng ngày, Shula mê mẩn giọng ca của các thanh niên Do Thái địa phương tại lãnh thổ Ủy trị Palestine đang cố hát vang cho những người phương Nam nghe thấy.

Một ngày, Shula tiếp cận ban cố vấn của hội thanh niên và đề nghị giúp dạy họ hát để chuẩn bị cho những ngày thánh lễ của người Do Thái. Shula nhanh chóng nhận ra các hoạt động văn hóa và giáo dục chỉ là vỏ bọc của lực lượng phòng vệ Do Thái.

Tích cực hoạt động tại cộng đồng Do Thái địa phương, Shula dễ dàng mở rộng quan hệ với giới chức Liban và có được sự tin tưởng từ những nhân vật chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. Mặc dù không lên kế hoạch từ trước song Shula phát hiện bà có thể thu thập được những thông tin tình báo giá trị.

Trước khi Chiến tranh Arab-Israel nổ ra, Shula bắt đầu nghe đến cuộc nói chuyện về “sự tuyệt chủng của người Do Thái”, và biết chắc nó liên quan đến chiến dịch quân sự nhằm vào người Do Thái tại lãnh thổ Ủy trị Palestine.

“Cơ thể tôi hoàn toàn bên bờ vực tuyệt vọng. Trái tim tôi rung lên từng nhịp, và tôi cảm giác máu đang sôi sục… Tai tôi chỉ toàn nghe thấy những điều kinh khủng – sẽ có nhiều nơi bị phá hủy và người Do Thái sẽ biến mất”, bà Shula hồi tưởng trong cuốn tự truyện.

Câu chuyện đó khiến Shula phải hành động. Bà liên lạc với quan chức trong cộng đồng người Do Thái tại lãnh thổ Palestine và tự ứng cử mình trở thành điệp viên. Bà gửi tin nhắn mật đầu tiên cho các thành viên của Haganah – một đội quân ngầm của người Do Thái ở Palestine, và được đáp lại là một tin nhắn giao nhiệm vụ.

Kể từ đó đến năm 1961, Shula điều hành một mạng lưới điệp viên cung cấp cho Israel thông tin tình báo quan trọng và đưa người Do Thái từ các quốc gia Arab qua biên giới Liban trở về Israel.

Nhân vật trung tâm

“Shula Cohen cung cấp mọi thông tin liên quan đến hoạt động quân sự của Liban cho Israel. Trong các nhiệm vụ cứu người Do Thái, bà nhận lệnh trực tiếp từ Đơn vị 504 thuộc Quân đoàn tình báo chịu trách nhiệm chỉ đạo các điệp viên tại vùng biên giới”, website chính thức của Trung tâm Di sản Tình báo Israel đề cập.

Sau khi Israel giành được độc lập, Shula tiếp tục làm nhiệm vụ, không chỉ thu thập tin tình báo từ Liban mà còn từ Syria. Bà trở thành nhân vật trung tâm trong mạng lưới đưa người Do Thái về nước.

Trong quá trình hoạt động, Shula nhận tin mật báo thông qua một cửa hàng thuốc ở thủ đô Beirut. “Họ sẽ gọi điện cho bạn để nói rằng thuốc bạn yêu cầu đã có, và bạn cần tới hiệu thuốc để lấy. Các dòng tin mật sẽ ở đằng sau nhãn in trên lọ thuốc. Vài năm sau, mọi chuyện trở nên nguy hiểm hơn”, bà Shula hồi tưởng.

Shula cũng là một trong những người đứng đầu tổ chức các hoạt động đưa người Do Thái về nước. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần đưa khoảng 70 em bé sang biên giới phía Nam.

“Tôi sắp xếp một chiếc xe buýt chở 70 đứa trẻ hướng về phía Nam. Tuy nhiên, ngay trước khi xe khởi hành, nhóm thanh tra Liban bất ngờ kiểm tra lũ trẻ", bà nhớ lại. Nhanh trí, Shula mua 70 cây nến và đưa cho những đứa trẻ ngồi trên xe buýt, bảo chúng giả vờ nói đang chuẩn bị cho lễ hội truyền thống Hanukkah của người Do Thái. Không có nghi ngờ gì, viên thanh tra cho phép xe buýt đó hướng về biên giới Israel.

{keywords}

Bà Shulamit Kishik-Cohen khi về già.

Thoát chết trong gang tấc

Năm 1952, Shula bị bắt khi đưa người Do Thái qua biên giới. Vì mới sinh con trước đó 3 tuần nên bà chỉ thụ án trong phòng giam 36 ngày. Sau khi mãn hạn tù, Shula tiếp tục bí mật hoạt động thêm 9 năm nữa trước khi mọi chuyện trở nên nguy hiểm.

Năm 1961, Shula bị chính quyền Liban bắt giữ với tội danh phản bội. “Họ hỏi tôi mọi câu hỏi: "Người đưa tin ở đâu? Mật mã đằng sau những dòng chữ giấu kín là gì? Tài liệu đâu?". Tôi chỉ nhìn họ trong im lặng và nói tôi không biết điệp viên là gì. Họ chỉ đang tra tấn một người nội trợ đơn thuần mà thôi”, bà Shula hồi tưởng.

Vụ xét xử bà đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng người Arab và trở thành chủ đề chính trên các phương tiện truyền thông tại Israel lúc bấy giờ. Sau này bà tự nhận thấy việc mình trở thành tâm điểm cho giới truyền thông lúc bấy giờ cũng không phải là một điều quá khó chịu.

“14 năm qua, tôi làm việc song không nhận ra tầm quan trọng của mình, những tài liệu mà tôi thu thập được có giá trị ra sao, cũng như không rõ tôi là điệp viên như thế nào… Giờ bỗng dưng họ gọi tôi là ‘Mata Hari’ – một nữ vũ công kiêm điệp viên người Hà Lan đã bị hành hình tại Pháp vào năm 1917 với tội danh làm gián điệp cho Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ I”.

Bị tra tấn dã man trong lúc giam giữ, điệp viên Shula nhận án tử hình. Bản cáo trạng buộc tội bà âm mưu đảo chính, làm gián điệp cho kẻ thù và buôn người Do Thái qua biên giới.

Trong quá trình kháng cáo, bản án của Shula giảm xuống còn 7 năm tù. Shula cho biết lúc đó bà sợ một ngày nào đó, số phận của mình sẽ giống Eli Cohen - một điệp viên người Israel hoạt động tại Syria đã bị treo cổ công khai ở Damascus.

Tuy nhiên, sau cuộc Chiến tranh Sáu Ngày trong năm 1967, Shula được trả tự do trong một cuộc trao đổi tù nhân, để đổi lấy hàng trăm người Liban khác. Bà được đưa về Jerusalem cùng gia đình. Trước đó, 3 trong số 7 người con của bà đã chuyển tới Jerusalem.

Tại Israel, Shula làm nhân viên bán hàng tại một tiệm bán đồ cổ và trang sức. Sau này, bà được cộng đồng Jerusalem vinh danh, tặng bằng khen công dân Yakir Yerushayaim và nhận giải cộng đồng tình báo Yak Yak Seter. Bà cũng vinh dự là một trong những người thắp đuốc trong Ngày Quốc khánh Độc lập Israel vào năm 2007.

Sau khi người chồng qua đời vào năm 1994, bà sống cùng 7 người con và có thêm hàng chục cháu chắt. Một trong những người con của bà là ông Itzhak Levanon – từng giữ chức vụ Đại sứ Israel tại Ai Cập trong giai đoạn 2009-2011. Ngày 21/5/2017, nữ điệp viên Shula qua đời ở tuổi 100 tại Trung tâm Y tế Hadassa ở Jerusalem.

Lực lượng Cozak (Nga) chiến đấu cho 2 phe trong Thế chiến 2 ra sao?
Các chiến binh Cozak giỏi cưỡi ngựa và thiện chiến đã bị chia rẽ thành 2 phe đối địch trong Nội chiến Nga và Thế chiến 2.
Mối tình thời chiến của nữ du kích Xô viết và viên sĩ quan Đức Quốc xã
Mối tình và cái chết của cô du kích Nga và viên sĩ quan Đức đã trở thành biểu tượng của danh dự, lòng can đảm và sự hy sinh
Alexander Kopaski - Điệp viên “độc nhất vô nhị”
Dù không được xếp vào danh sách những điệp viên danh tiếng trong lịch sử, nhưng cuộc đời của Alexander Kopaski - còn gọi là Igor Orlov - chắc chắn thuộc loại “độc nhất vô nhị”.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...