Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thể thao
Thể thao
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Công Vinh và sự “thấu cảm” của bóng đá

Cập nhật: 14:50 ngày 24/06/2017
“Thấu cảm” đang là từ khoá “hot” trên mạng xã hội sau khi đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017 được công bố. Vậy bóng đá Việt Nam có phải hoặc có biểu tượng nào cho sự thấu cảm?
{keywords}
Công Vinh xin lỗi khán giả TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thiên Lộc.

“Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét”.

Có một số biểu tượng thú vị được đưa ra, trong đó có hành động đẹp của cậu bé người Bồ Đào Nha an ủi một CĐV Pháp sau trận chung kết EURO 2016. Câu chuyện về cậu bé Mathis, 10 tuổi người Bồ Đào Nha sống tại Pháp an ủi một CĐV người Pháp tại EURO 2016 đã lay động hàng triệu trái tim, đặc biệt là đối với những người hâm mộ bóng đá.

Sau khi Bồ Đào Nha thắng Pháp ngay tại Stade de France để giành chức vô địch, nhiều người Pháp đã khóc.  Ở khoảnh khắc ấy, Mathis đã tiến lại, nắm tay, nói những lời an ủi CĐV Pháp lớn tuổi hơn mình để rồi nhận lại cái ôm, hôn ấm áp.

Video ấy đã nhanh chóng được lan truyền mạnh mẽ và Mathis sau đó đã được đề cử cho Giải thưởng Laureus Best Sporting Moment. Sau này, câu chuyện của Mathis đã được đưa vào trong tác phẩm “Thiện, ác và smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang. Và đoạn trích nói về hình ảnh đẹp này đã xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017 đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của cộng  đồng mạng.

Những ngày qua, câu chuyện khiến người ta chú ý nhất của bóng đá Việt chính là hình ảnh Lê Công Vinh từ ghế VIP xuống khán đài xin lỗi và hứa hẹn với CĐV TP Hồ Chí Minh sau khi đội nhà để thua đậm trước SLNA. Có lẽ, phải “thấu cảm” được khán giả, Công Vinh mới có hành động không phải ai cũng đủ tự tin để làm như vậy. Anh hiểu rằng, các CĐV phản ứng với thái độ thi đấu của cầu thủ, thất vọng vì tỉ số thua đậm ngay trên sân nhà và có thể sẽ quay lưng với đội bóng khi niềm tin không còn.

Công Vinh từng là cầu thủ, từng được khán giả tung hô nhưng cũng bị chỉ trích rất nhiều khi thi đấu không tốt. Những năm tháng vinh, nhục khiến anh hiểu rằng, khán giả đóng vai trò quan trọng thế nào trong thành bại của một đội bóng. Trên cương vị quyền Chủ tịch CLB, thế nhưng Công Vinh lại đặt mình vào khán giả để hiểu họ và cảm nhận xem khán giả muốn gì thay vì mang tư tưởng “đạp trên dư luận”.

Ở một góc độ khác, người ta thấy ở Công Vinh đã tạo ra sự khác biệt so với phần còn lại bằng việc trực tiếp xin lỗi và trực tiếp nhận lại những phản ứng thay vì thông qua báo chí. Điều này không chỉ giúp Công Vinh đến gần hơn với khán giả mà còn thể hiện một sự cầu thị.

Minh Nhựt và CLB Long An lẽ ra cần một lời xin lỗi trực tiếp với khán giả thay vì thông qua những  phương tiện thông tin đại chúng cùng cách thể hiện "cho có" như thế. Thế nhưng, điều đó có lẽ khó với họ, những người vốn chỉ làm bóng đá thuần tuý xoay quanh chiến thuật, thắng thua rồi tiền bạc...  và sự mưu sinh của nghề đá bóng.

Bóng đá Việt Nam tử tế cần lắm sự chuyên nghiệp và quan trọng là  sự “thấu cảm” được người hâm mộ. Còn với những đội bóng vì những mục đích khác mà tồn tại, có lẽ miễn cần đến… “thấu cảm”.

Sẽ là hơi quá nếu nói rằng, hành động của Công Vinh là biểu tượng cho sự "thấu cảm" trong bóng đá, thế nhưng, ít nhất đó cũng là một hiểu hiện, có thể coi như sự “thấu cảm” với môi trường bóng đá Việt Nam lúc này.

Theo Hoài Đan/LĐ


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...