Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thể thao
Thể thao
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Nhiều môn thể thao mới vẫn loay hoay tiếp cận sân chơi vô địch

Cập nhật: 07:00 ngày 27/07/2019
(BGĐT) - Nằm trong hệ thống đào tạo thể thao thành tích cao từ gần 5 năm qua nhưng đến nay, một số môn mới của thể thao Bắc Giang vẫn loay hoay tìm cách tiếp cận với sân chơi vô địch toàn quốc. 

Cuối năm 2014, các môn: Vovinam, boxing, quần vợt chính thức được đưa vào chương trình huấn luyện VĐV của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh. Ba năm sau, môn Judo hiện diện. Trước đó, các bộ môn này có khoảng thời gian khá dài thực hiện công tác đào tạo học sinh năng khiếu thuộc Trường Năng khiếu thể thao Bắc Giang (nay sáp nhập vào Trung tâm).

{keywords}

Bộ môn judo có lực lượng trẻ trung và năm 2019 mới chính thức tiếp cận sân chơi vô địch..

Mấy năm gần đây, các bộ môn này từng bước gặt hái thành công tại các sân chơi học sinh, năng khiếu các nhóm tuổi thiếu niên, trẻ quốc gia. Chẳng hạn, từ năm 2017, môn vovinam giành 5 HCV, 7 HCB, 10 HCĐ; môn quần vợt 5 HCV, 7 HCB, 21 HCĐ, môn judo 1 HCV, 3 HCB, 11 HCĐ. Trong khi ấy, do tham gia ít giải đấu nên kết quả của boxing ở giải trẻ khá khiêm tốn với chưa đầy 10 huy chương.

Dù thành tích ở cấp độ trẻ, nhóm tuổi tương đối tốt nhưng việc vươn tới tầm vô địch đối với các môn thể thao trên vẫn đang là bài toán khó. Trong hơn hai năm đó, tổng số huy chương của 4 môn này chỉ đếm trên đầu ngón tay, phần nhiều là HCĐ. Một vấn đề dễ nhận thấy nhất là sự xáo trộn về lực lượng. 

Có không ít VĐV được đào tạo bài bản, chuyên môn tốt nhưng khi đến độ tuổi trưởng thành, đủ khả năng tranh chấp huy chương vô địch lại xin nghỉ tập vì nhiều lý do. Nguyễn Ngọc Tuyền (SN 2000) sau khi có HCĐ Đại hội 2018 đã chính thức chia tay với boxing. Lưu Thị Lan (SN 2000) cũng tương tự như vậy.

Ở bộ môn vovinam, nhóm VĐV có độ tuổi từ 19-21 cơ bản hoàn thiện về thể lực, đạt độ chín về trình độ, kỹ năng và tích lũy được kinh nghiệm thi đấu như: Trần Bảo Kiên, Nguyễn Văn Thái, Phùng Văn Thắng, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Thị Mai Anh nhưng đã nghỉ tập từ 6 tháng đến hơn một năm qua. 

Để đủ lực lượng tham gia giải vô địch quốc gia, đầu năm nay bộ môn buộc phải đôn bổ sung một số gương mặt trẻ sinh năm 2001, 2002 lên nhóm 1. Mất khá nhiều năm để đào tạo nhưng cách đây không lâu bộ môn quần vợt phải chia tay tay vợt Nguyễn Thị Phương (SN 1999) vì lý do cá nhân. Mọi kỳ vọng vào sân chơi vô địch quốc gia của quần vợt vì vậy đặt cả vào Lý Minh Anh (SN 2004).

Đối với bộ môn judo, năm 2019 mới lần đầu tiên chính thức thi đấu vô địch. Tuy nhiên không dám đặt niềm tin nhiều ngoài mục tiêu cọ xát, bởi VĐV lớn của đội hiện mới chỉ 16 tuổi (Đặng Thị Hoài Ngọc, hạng cân trên 78 kg nữ).

Bên cạnh vấn đề lực lượng, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ tập luyện chưa đầy đủ cũng là nguyên nhân tác động đến tâm lý phấn đấu của VĐV và chất lượng công tác đào tạo, tập huấn VĐV thể thao đỉnh cao nói chung, các bộ môn mới nói riêng.

Việc đưa thêm môn thi đấu mới vào chương trình huấn luyện là một trong những chiến lược đầu tư của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh nhằm mở rộng cơ hội tranh chấp huy chương quốc gia, quốc tế. 

Để khắc phục vấn đề trên, lãnh đạo Trung tâm cho biết sẽ tăng cường tạo điều kiện cho những môn mới thực hiện các chuyến tập huấn, cọ xát ở trung tâm thể thao mạnh trong nước như: Hà Nội, Quân đội, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia…, qua đó rèn luyện bản lĩnh, tích lũy kinh nghiệm cho VĐV trẻ. Cùng đó kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư nâng cấp sân bãi, nhà thi đấu, phòng tập, mua sắm dụng cụ tập luyện...

Ở góc độ chuyên môn, đại diện các bộ môn như boxing, vovinam cũng mạnh dạn đề xuất Trung tâm xây dựng cơ chế ràng buộc, đồng thời tham mưu tăng cường chế độ dinh dưỡng, chi phí tập luyện cho VĐV nhằm duy trì lực lượng ổn định, nhất là ở độ tuổi đang đạt độ chín về trình độ chuyên môn. Có như vậy, những môn mới của thể thao thành tích cao tỉnh mới thực sự đủ khả năng vươn ra khỏi tầm giải trẻ, từng bước chinh phục sân chơi vô địch quốc gia.

Nâng tầm các môn thể thao dân tộc
(BGĐT) - Với sự quan tâm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, chính quyền các địa phương, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển mạnh, góp phần mang lại vinh quang cho thể thao Bắc Giang.
Đạp xe, môn thể thao hút giới trẻ
(BGĐT) - Vài năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhiều bạn trẻ chọn đạp xe đến công sở, dạo phố và rèn luyện sức khỏe. Không chỉ ở TP Bắc Giang, phong trào đạp xe còn lan tỏa đến nhiều địa phương khác như: Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Ngạn... tạo không khí luyện tập sôi nổi. 
Các môn thể thao dân tộc tiếp tục khẳng định vị thế
(BGĐT) - Năm nay, Bắc Giang tiếp tục gặt hái thành công từ các môn thể thao dân tộc tại các giải đấu cấp khu vực, toàn quốc. Qua đó thêm một lần nữa khẳng định tiềm năng, thế mạnh của tỉnh ở nội dung này.
Thể thao Bắc Giang: Dấu ấn những gương mặt trẻ
(BGĐT) - Dự tranh 22 giải đấu quốc gia, quốc tế, giành hơn 60 huy chương các loại là thành tích mà các VĐV thể thao Bắc Giang có được trong những tháng đầu năm nay. Trong bối cảnh đang chuyển giao lực lượng sau Đại hội Thể thao toàn quốc, kết quả trên rất đáng ghi nhận.

Quốc Trường

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...