Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thể thao
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giấc mơ hattrick vàng của cô bé chạy loạn Ethiopia

Cập nhật: 07:11 ngày 04/08/2021
Lịch đấu căng thẳng, nỗi đau thể xác không cản được Sifan Hassan sải những bước chân mạnh mẽ để chinh phục các đường chạy tại Olympic Tokyo 2020.

2/8 có thể là ngày đáng nhớ bậc nhất trong đời Hassan. Trong buổi sáng, cô thi vòng loại vòng loại 1.500m và gặp sự cố, với cú ngã trước đích gần 400 mét, nhưng vẫn vùng lên để rồi về nhất. 11 tiếng sau, Hassan thi chung kết 10.000m và tiếp tục cán đích đầu tiên với 14 phút 36 giây 79, nhanh hơn lần lượt 1 giây 57 và 2 giây 08 so với hai đối thủ về kế tiếp là VĐV Kenya Hellen Oribi và chân chạy Ethiopia Gudaf Tsegay.

Hai chiến thắng ngoạn mục này giúp Hassan, chân chạy sinh ra ở Ethiopia nhưng hiện thi đấu cho Hà Lan, nuôi mộng đoạt hat-trick HCV ở nội dung 1.500m, 5.000m và 10.000m. Hassan sinh ở Adama, Ethiopia nhưng vì chiến tranh loạn lạc ở quê nhà, năm 2008 cô cùng gia đình chạy nạn sang Hà Lan khi 15 tuổi. Cuối năm 2013, cô được cấp quốc tịch Hà Lan và đại diện quốc gia châu Âu này tham gia các giải đấu quốc tế.

"Tôi bị đau ở đây", Hassan nói sau khi giành HCV 5.000m và chỉ vào vai trái của cô ấy. "Và đau ở đây nữa", cô tiếp tục chỉ vào chân phải. Sau đó, chân chạy 28 tuổi buông thõng hai tay vì kiệt sức, quá mệt mỏi để nói chi tiết.

Toyko 2020 là kỳ Olympic đầu tiên tổ chức sáu cuộc thi chạy trong tám ngày. Các VĐV phải trải qua đau đớn, gian khổ để hướng tới chiến thắng tại Thế vận hội. Nhưng điều đó chẳng thể ngăn cản Hassan chiến đấu vì vinh quang.

"Trở lại chỉ 11 tiếng sau chấn thương, và giành luôn chức vô địch. Bạn có thể thấy được sự vĩ đại của cô ấy", Obiri - người thua Hassan và nhận HCB 5.000m - bày tỏ.

Vòng loại 1.500m lẽ ra chỉ là nơi để Hassan làm bước đệm trước sự kiện chính - phần thi chung kết 5.000m diễn ra buổi tối. Tuy nhiên, Hassan lại bất ngờ gặp khó vì một sự cố đáng tiếc.

Chân chạy Hà Lan bước vào vòng chạy cuối với vị trí thứ 11 trong số 15 VĐV, nhưng không cách người dẫn đầu quá xa. Đến đoạn rẽ đầu tiên của vòng cuối, VĐV Edinah Jebitok bị vấp khi va phải đối thủ và ngã ra trước Hassan. Sau đó Hassan cũng vấp phải Jebitok và ngã xuống.

Nhiều VĐV có thể đã từ bỏ sau tai nạn này. Nhưng Hassan thì không, cô đứng lên chạy tiếp ở vị trí 12, nhưng khoảng cách với người đứng đầu đã xa hơn. Đến khi còn 300 mét, cô vẫn còn ở vị trí 11. VĐV 28 tuổi nước rút và vượt qua từng người một để về đích đầu tiên sau 4 phút 05,17 giây, nhanh hơn người về nhì Jessica Hull 0,11 giây. "Hassan ở một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt", chân chạy 5.000m của Canada Andrea Seccafien thốt lên.

"Tôi tự nói với mình là sẽ không bỏ cuộc. Tôi không muốn sau này phải hối hận điều gì. Tôi cũng không muốn bào chữa gì cả", Hassan nhấn mạnh sau vòng loại 1.500m. "Tôi cảm thấy mình như một người đã uống 20 tách cà phê vậy".

Trong khi mạng xã hội phát sốt với việc Hassan trở lại khó tin sau khi vấp ngã để về đích đầu tiên vòng loại 1.500m, làng điền kinh lại nóng lòng xem cô trổ tài ở chung kết 5.000m - nơi cô là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch.

Và Hassan đã tạo ra màn ngược dòng ấn tượng khác. Cô sử dụng chiến thuật núp gió, xuất phát chậm rãi, giữ vị trí nhóm ba người chạy cuối cùng trong 900 mét đầu tiên. Từ mốc 1.000 mét, Hassan mới gia nhập top 10 trong 15 chân chạy dự thi chung kết. Kiên trì chạy ở vị trí thứ 10 và thứ chín đến mốc 3.700 mét, cô bắt tăng tốc dần, gia nhập top 7, top 6 rồi top 5 khi vào 500 mét cuối.

Trong 400 mét cuối, Hassan bung sức, vượt qua Oribi - chân chạy Kenya xếp số một thế giới theo Liên đoàn Điền kinh Thế giới World Athletics và Tsegay để lên dẫn đầu từ mốc 4.800 mét, trước khi về nhất với thành tích 14 phút 36 giây 79.

Thành tích này vẫn kém xa kỷ lục cá nhân 14 phút 22 giây 12 mà cô đạt được vào năm 2019 tại London. 14 phút 36 giây 79 cũng kém xa cả kỷ lục thế giới - 14 phút 6 giây 62 do VĐV Ethiopia Letesenbet Gidey lập năm ngoái, lẫn kỷ lục Olympic - 14 phút 26 giây 17 do chân chạy Kenya Vivian Cheruiyot lập tại Rio 2016.

Tuy nhiên, tấm HCV đoạt được là phần thưởng xứng đáng cho ý chí và nghị lực phi thường của Hassan. Cô vào thi đấu chung kết 5.000m nữ với vết thương hằn rõ trên trán sau cú ngã lăn trên đường chạy vòng loại 1.500m trong buổi sáng.

Ngoài ra, chiến thắng cũng giúp cô trở thành VĐV Hà Lan đầu tiên giành huy chương ở một nội dung chạy đường dài trong một kỳ Olympic. Hassan cũng trở thành VĐV đầu tiên không đến từ Kenya hoặc Ethiopia giành HCV 5.000m tại Olympic, sau cựu VĐV Romania Gabriela Szabo tại Sydney 2000.

Trong khi phần lớn đối thủ gục xuống sân và thở dốc sau phần thi, Hassan vẫn có thể đi lại và có lúc chỉ vào ngực của mình một cách ngạo nghễ. "Họ chạy quá chậm. Tôi thì luôn cảm thấy ổn sau mỗi vòng. Tôi như được tiếp thêm năng lượng vậy, không hề cảm thấy mệt mỏi", cô nói.

Chiến thắng trên đường chạy 5.000m nữ mới là mục tiêu đầu tiên Hassan hoàn thành trong cú ăn ba mà cô nuôi tham vọng hiện thực hoá tại Tokyo 2020. Sau nội dung này, Hassan sẽ thi bán kết chạy 1.500m lúc 17h12 hôm nay 4/8 và chung kết 10.000m lúc 17h45 thứ Bảy 7/8. Đây là hai cự ly mà cô đang là ĐKVĐ thế giới, với các mốc thành tích lần lượt 3 phút 51 giây 95 và 30 phút 17 giây 62 tại Doha, Qatar năm 2019.

Nhưng chiều 3/8, Hassan đã trở lại đường đua để nhận HCV 5000m. "Tôi đau toàn thân. Nhưng tôi rất hạnh phúc khi giành HCV", chân chạy sinh năm 1993 nhấn mạnh.

Kỳ Olympic chưa trọn vẹn của Việt Nam
Lần đầu tiên kể từ năm 2004, đoàn thể thao Việt Nam trắng tay ở một kỳ Olympic, dù vẫn có một số điểm sáng tại Tokyo 2020.
Kenya mất HCV 3.000m vượt chướng ngại vật sau 8 kỳ Olympic
VĐV Morocco Soufiane el-Bakkali là VĐV đầu tiên không đến từ Kenya giành HCV nội dung 3.000m chướng ngại vật tính từ năm 1980.
Indonesia hạ Trung Quốc ở chung kết cầu lông đôi nữ Olympic
Polli Greysia và Apriyani Rahayu giúp Indonesia giành HCV đầu tiên tại Olympic 2020, khi thắng Chen Qing Chen và Fan Yi Jia ở chung kết với tỷ số 2-0 trưa 2/8.

Theo Hồng Duy / VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...