Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Biết để làm đúng

Cập nhật: 07:54 ngày 19/11/2014
(BGĐT) - Không biết mà làm sai thì không có tội- luật pháp luôn khoan hồng những ai kém hiểu biết làm trái pháp luật và không nương nhẹ với những kẻ cố tình làm trái. Vậy nên, bài học rút ra trong mỗi bản báo cáo hay bản án cụ thể bao giờ cũng là khuyến cáo, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 

Theo thông lệ, chủ nhật thứ ba trong tháng 11 hằng năm thế giới làm lễ cầu siêu cho những nạn nhân giao thông. Nước mình đang đứng ở top đầu về số lượng nạn nhân giao thông trên trường quốc tế (khoảng 25 người chết mỗi ngày). Trong số họ, có một phần không nhỏ là do không hiểu biết và không chấp hành ngay ngắn pháp luật về giao thông.

Từ quy luật nhận thức và hành động, có nhận thức đúng mới hành động đúng, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể đã coi việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, trong nhân viên, đoàn viên, hội viên là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công. Những cuộc ra quân, hội thi mang tinh thần giáo dục tập thể, những vụ án đem xét xử lưu động đến những cuộc thực thi, phổ biến pháp luật của lực lượng chức năng từ miền núi, vùng cao hay đồng bằng không ngoài mục đích phổ biến giáo dục cho mọi người. 

Việc hình thành nhân cách con người chịu nhiều tác động khách quan. Rất nhiều hành vi sai trái của lớp trẻ chịu ảnh hưởng bởi phim ảnh, văn hóa phẩm độc hại và cả lối sống vị kỷ của những người xung quanh, nếu lấy chính công cụ, phương tiện hiện đại như Game, tổ chức những Sow diễn, những cuộc thi đạt đích và đỉnh cao… pháp luật nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia, chắc chắn công tác giáo dục pháp luật sẽ trở nên nhẹ nhàng hiệu quả hơn. 

Từ chuyện giản đơn như một đứa trẻ chiều về không thèm chơi với bố, hỏi ra mới biết sáng nay đèo con đi học vượt đèn đỏ. Con gái không hôn chào bố vì miệng bố đầy hơi bia. Đứa trẻ mách ông bà chuyện bố mẹ cãi nhau… Đến chuyện người canh dưa bẫy chuột bằng điện trần chẳng may làm chết người hàng xóm bỗng vào vòng lao lý. Một ngày kia, những câu chuyện đại loại như vậy tích lại thành những bài học bổ ích giúp con người ta trước khi hành động cần suy nghĩ chín chắn hơn.

Sự xấu hổ sau mỗi việc làm chưa đúng đã có thể ghi nhận một thái độ tốt, cầu thị. Nhều lần như vậy trở thành ý thức pháp luật và sẽ điều chỉnh hành động cho đúng mực. Chỉ tiếc rằng, còn ít người biết xin lỗi và càng ít người biết điều chỉnh hành vi của mình sau mỗi lần làm trái. Ý thức “thượng tôn pháp luật” nhạt nhòa thì công cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn phải dài dài.

Lan Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...