Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Linh vật

Cập nhật: 08:21 ngày 24/11/2014
(BGĐT) - Linh vật trong các công trình tâm linh là yếu tố không thể thiếu. Ở các loại hình đạo giáo, người ta tôn vinh các con vật mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự bình yên cho mình để thờ tạc. Hàng nghìn năm nay, con người ta vẫn làm và tin như thế.

Hình ảnh tượng trưng của linh vật có thể thấy ngay trong đời thường như chó, mèo, gà, rắn, bò, sư tử và chỉ là tưởng tượng như rồng, nghê, nhân sư, tỳ hưu, thậm chí chỉ là một bộ phận trong cơ thể thánh thần như con mắt, cái đầu, đôi bầu vú và hình hài cả con người. Chất liệu làm nên những linh vật cũng đa dạng. Trước đây, nhà kiến trúc bác học hay đệ tử có thể dùng vật liệu đất đá ngọc, sau đó đến kim loại như đồng, vàng và cả tre, gỗ các loại. Giá trị của những linh vật không dừng ở chất liệu mà có khi là trình độ kiến trúc, cũng có khi là số năm tháng tồn tại và sự hiển linh trong tâm truyền đời các thế hệ…

Trong quan niệm chung, sự thổi hồn vào vật dụng tôn thờ mới tạo thành là hết sức quan trọng. Các bậc Pháp sư, cao tăng tài năng làm phép “hô thần nhập tượng”bao nhiêu ngày giờ năm tháng mới tạo nên sự linh thiêng và niềm tin nơi con người.

Vậy mà, không hiểu sao những ngày gần đây dư luận cứ xôn xao chuyện “vật lạ” xâm nhập chốn thiêng làm tổn hại niềm tin trong con người. Người ta thấy phiến đá có chữ lạ dựng ở khu vực Đền Hùng, lại thấy những vật lạ với hình hài quỷ quái, lạ mắt xuất hiện đây đó, cả những di tích cổ có niên đại vài trăm năm nay đã được xếp hạng.

Khoan hãy nói chuyện phá phách hay đi ngược lại đời sống tâm linh hiện hữu, cũng chưa nói đến giá trị vật chất của những vật lạ xuất hiện chốn linh thiêng, bởi có khi chỉ vì sự hướng tâm vô tư của ai đó hoạch một tập thể những người sùng bái. Từ trước đến nay, có rất nhiều người tâm đức đã từng hiến tặng nhiều tiền của cho các công trình tâm linh, trong đó có những vật dụng như hoành phi, câu đối, bát hương, lư hương, thậm chí cả đôi hồng chung lớn nhỏ. Việc đầu tiên là không thể phá vỡ sự linh thiêng vốn có của di tích và sự hiểu biết tường tận của linh vật hiến tặng, trước khi đặt tại vị các vật thiêng đó. Chính quyền, những nhà quản lý di tích phải cùng với những chức sắc tôn giáo thẩm định giá trị về mặt tín ngưỡng tôn giáo về vật cung tiến đó. Việc xác định chắc chắn, toàn diện vật linh đó sẽ giúp cho cách ứng xử thỏa đáng với cả người và vật được cung tiến.

Tâm phúc của con người gửi vào chốn linh thiêng là đáng trân trọng. Theo đạo Phật, đất xây dựng chùa là đất linh thiêng chính bởi trong tòa kiến trúc đó ẩn chứa những vật linh truyền lị bao đời. Những ngôi đình, nhà thờ, văn miếu, văn chỉ, nghè miếu… đều có những vật linh an tọa, việc gìn giữ bảo vệ đang đặt ra cấp thiết bên cạnh sự bổ sung vật thiêng là cần thiết. Nghệ thuật ứng xử văn hóa truyền thống với vật linh thiêng đòi hỏi sự tinh tế của những người có trách nhiệm hôm nay.

Lan Hương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...